OpenAI sắp cắt mối liên kết quan trọng nhất với Trung Quốc

Theo các chuyên gia, nền tảng Trung Quốc có thể sẽ gặp nhiều bất lợi.

Vào ngày 9/7 tới đây, các nhà phát triển Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập API vào tất cả các nền tảng OpenAI - bước cuối cùng trong quá trình cắt đứt quyền truy cập của quốc gia này đối với các công cụ có trụ sở tại Mỹ. Hiện tại, các nhà phát triển Trung Quốc vẫn có quyền truy cập, song tất cả chỉ kéo dài trong hơn 1 tuần nữa.

Để tận dụng cơ hội này, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc như Zhipu AI đã nỗ lực thu hút các nhà phát triển sử dụng nền tảng của mình bởi hầu hết các ứng dụng có thể chuyển từ mô hình này sang mô hình khác khá dễ dàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nền tảng Trung Quốc có thể sẽ gặp nhiều bất lợi. Trong ít nhất vài năm tới, các nhà phát triển AI Trung Quốc sẽ khó lòng theo kịp tốc độ phát triển.

Hơn bất kỳ công nghệ tiêu dùng nào khác, các mô hình trí tuệ nhân tạo đang được coi là một vấn đề an ninh quốc gia. Một phần do áp lực trực tiếp từ chính phủ.

Giám đốc điều hành của Scal AI Alexandr Wang đã đưa ra một phiên bản rõ ràng hơn về trường hợp này trong một cuộc phỏng vấn với China Talk vào đầu tuần. Ông nói: “Chính phủ Mỹ buộc phải cạnh tranh và thẳng thắn dẫn đầu về AI. Họ không thể thụ động và để nó diễn ra trong khu vực tư nhân”.

Như vậy, trừ khi AI của Mỹ có thể có được dữ liệu đào tạo tốt hơn AI của Trung Quốc, nếu không xứ cờ hoa có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

OpenAI sắp cắt mối liên kết quan trọng nhất với Trung Quốc- Ảnh 1.

Theo chững chuyên gia trong ngành, lệnh cấm sắp tới của OpenAI sẽ góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc. Ông Zhou Hongyi, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty an ninh mạng Qihoo 360 chia sẻ: “Việc OpenAI tạm dừng tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp về trí tuệ nhân tạo - AI hay mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của Trung Quốc”.

Công ty của ông Zhou cũng đang phát triển LLM của riêng mình, công nghệ tương tự đằng sau ChatGPT của OpenAI và các dịch vụ AI tổng quát khác. Nôi bộ đều cho rằng lệnh cấm của Mỹ sẽ chỉ khiến người dùng buộc phải chọn mô hình AI địa phương.

Được biết, OpenAI chưa chính thức cung cấp dịch vụ của mình tại Trung Quốc. Đất nước tỷ dân này không nằm trong danh sách 188 quốc gia và khu vực nơi OpenAI tung ra dịch vụ. Các nhà phát triển ở Trung Quốc đã sử dụng mạng ảo để vượt qua các hạn chế và có thể có quyền truy cập thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API) của OpenAI.

Hiện các công ty công nghệ Trung Quốc đang lên kế hoạch tận dụng lệnh cấm của OpenAI. Họ đang liên tục đăng tải các bài quảng cáo, mã thông báo dịch vụ miễn phí để thu hút khách hàng địa phương sử dụng dịch vụ của chính mình.

Zhipu AI, startup AI có trụ sở tại Bắc Kinh, được coi là một trong những đối thủ địa phương đáng gờm nhất của Trung Quốc nếu so với OpenAI. Ngay sau tuyên bố lệnh cấm truy cập ChatGPT, Zhipu AI đã công bố kế hoạch 'chuyển nhà' đặc biệt nhằm giúp người dùng OpenAI tại Trung Quốc dễ dàng chuyển sang mô hình LLL "cây nhà lá vườn".

Vũ Anh

Vũ Anh

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/openai-sap-cat-moi-lien-ket-quan-trong-nhat-voi-trung-quoc-20517002.htm