Người dân tại ngôi làng ở thành phố Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vô tình tìm thấy một số lượng lớn vảy vàng trên bãi biển. Ngay sau đó, các chuyên gia địa phương đã nhanh chóng đến hiện trường, sau khi kiểm tra chi tiết những mảnh vảy vàng trên bãi biển, họ phát hiện nguồn gốc của những mảnh vàng này không đơn giản nên các chuyên gia và cảnh sát địa phương đã nhanh chóng phong tỏa bãi biển ở Tấn Giang, Phúc Kiến (Trung Quốc).
Sau khi các chuyên gia của Cục địa chất đến thành phố Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), quả thực họ phát hiện ra rằng các bãi biển ở đây luôn lấp lánh ánh vàng, nếu nhìn kỹ, có thể thấy vàng ẩn trong cát.
Các chuyên gia cùng dân làng tìm hiểu và điều tra về những vảy vàng này. Chuyên gia phát hiện, tại vùng biển ở Tấn Giang, Phúc Kiến (Trung Quốc) có nhiều khối đá lớn với nhiều hình dạng khác nhau. Sau khi phân tích sâu hơn, chuyên gia xác nhận các khối đá này chứa trữ lượng vàng nhất định.
Trên thực tế, quá trình hình thành vàng ở khu vực này rất phức tạp và sự hình thành vàng không thể tách rời khỏi chuyển động của lớp vỏ trái đất. Cùng với đó, khi khảo sát mỏ vàng này, các chuyên gia đã phát hiện ra quặng vàng đơn lẻ lớn.
Đặc biệt, các quặng vàng này có kèm cả bạc. Trong đó, trữ lượng vàng ở đây lên tới 173,76 tấn vàng và 468 tấn bạc. Vì có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nên Tấn Giang, Phúc Kiến (Trung Quốc) có nhiều điều kiện phát triển kinh tế địa phương. Chuyên gia cho biết, các quặng vàng tại đây được hình thành từ 100 - 200 năm trước nên chất lượng tốt, phù hợp để khai thác diện rộng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc tìm kiếm tài nguyên vàng bằng cách xác định các khu vực cho thấy các hoạt động của chất lỏng magma có nguồn gốc từ lớp phủ trong quá khứ hình thành đá xâm thực tương tự như miệng núi lửa.
Để phân tích rõ hơn về kho báu vàng, Trung Quốc đã phải sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo như quét ba chiều. Cùng với đó, các nhóm nghiên cứu đã xác định được phương pháp ghép hợp lý dựa trên tài liệu chuyên môn và công nghệ ba chiều, đồng thời tiến hành khôi phục vật liệu dựa trên nghiên cứu.
Trong quá trình này, điện toán đám mây có thể dễ dàng tính toán và phân tích nhiều dữ liệu khác nhau của vật thể trên mô hình ba chiều, bao gồm mức độ phù hợp của các vị trí nối, bối cảnh tổng thể, môi trường xung quanh…, từ đó cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho các chuyên gia trong suốt quá trình phân tích báu vật.
Cùng với đó, để khai thác kho báu vàng, Trung Quốc đã sử dụng chiếc máy khoan hạng nặng, sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm. Nhờ đó, máy khoan này không chỉ để đào đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ kho báu tài nguyên.
So với các máy khoan truyền thống cần sự điều khiển của người vận hành, máy khoan này không người lái có thể tự vận hành và có thể làm việc 24 giờ/ngày, nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Đồng thời, máy khoan, máy xúc không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc… từ đó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành.
Về quá trình phát triển công nghệ khai thác kho báu khoáng sản, Trung Quốc đã trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, thực hiện hoạt động sâu rộng nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành khai thác mỏ thông minh. Cụ thể, Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn và tiêu chuẩn đánh giá việc xây dựng các mỏ thông minh theo cấp và phân loại.
Giai đoạn 2, sử dụng tiến bộ công nghệ trong khai thác kho báu khoáng sản để đảm bảo an toàn lao động và đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác. Trước đây, những rủi ro trong khai thác mỏ, quặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế. Các vấn đề như sập, lở đất, sập mái, thấm nước dễ xảy ra trong quá trình sản xuất khai thác mỏ.
Minh Tiến