'Sản vật' trồng khắp Việt Nam từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền, sang châu Phi thành của lạ khiến trưởng công an huyện phải thốt lên: "Người Việt thật thông minh"

Team châu Phi đang tìm loại cây này để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bản tại Angola.

Tích cực canh tác, team châu Phi (có Quang Linh Vlog là thành viên) đang từng ngày biến đất sỏi đá của Angola thành "vàng", chứng minh cho câu nói "bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Nhiều nông trại với đa dạng cây trồng lần lượt được mở ra tại châu Phi, giúp người dân thoát nghèo. Không dừng lại ở đó, các thành viên trong team còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống tại đây. 

Theo đó, Công Giáp vừa qua đã đăng video lên trang YouTube kể về hành trình đi tìm cây tre tại châu Phi. Anh chia sẻ, người Việt vốn nổi tiếng với cây tre, sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, từ gốc đến ngọn hay lá cây đều có thể sử dụng và buôn bán có tiền như làm lán lợp nhà, đóng bàn ghế hay làm đồ ăn măng muối, cơm lam,...

'Sản vật' trồng khắp Việt Nam từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền, sang châu Phi thành của lạ khiến trưởng công an huyện phải thốt lên: "Người Việt thật thông minh"- Ảnh 1.

'Sản vật' trồng khắp Việt Nam từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền, sang châu Phi thành của lạ khiến trưởng công an huyện phải thốt lên: "Người Việt thật thông minh"- Ảnh 2.

'Sản vật' trồng khắp Việt Nam từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền, sang châu Phi thành của lạ khiến trưởng công an huyện phải thốt lên: "Người Việt thật thông minh"- Ảnh 3.

Dù vậy, tại nơi châu Phi xa xôi, việc tìm tre không hề dễ dàng khiến anh cùng team tốn nhiều thời gian bởi nơi đây chỉ nổi tiếng với cây bao báp, linh dương. Người dân châu Phi lại không quan tâm tới loại cây này, thường lấy cành để chăn bò hoặc dùng làm bóng mát. 

Rất may mắn khi team tìm được người sở hữu bụi tre khủng có tuổi đời lên tới 55 năm. Vì không sử dụng nên cây bị khô và gãy rất nhiều, gây khó cho việc thu thập. Theo Công Giáp, búp măng chưa bóc bán trên thành phố có giá lên tới 2.000 Kz/kg, tương đương khoảng 50.000 đồng. 

Khi biết được công dụng của cây tre, nhiều người đã phải ngạc nhiên: "Sao người Việt Nam thấy gì cũng làm được món ăn? Ở đây chúng tôi chưa từng ăn?". Thậm chí, trưởng công an huyện tại đây còn khâm phục người Việt: "Người Việt thật thông minh. Cái gì họ cũng áp dụng được vào cuộc sống. Kiến thức và tuy duy thật đỉnh."

Công Giáp kỳ vọng nhờ cây tre mà việc xây dựng cuộc sống tại các nông trại sẽ ổn định hơn. Đây cũng là nguồn tài nguyên có giá trị cao mà người dân Angola có thể khai thác.

'Sản vật' trồng khắp Việt Nam từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền, sang châu Phi thành của lạ khiến trưởng công an huyện phải thốt lên: "Người Việt thật thông minh"- Ảnh 4.

'Sản vật' trồng khắp Việt Nam từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền, sang châu Phi thành của lạ khiến trưởng công an huyện phải thốt lên: "Người Việt thật thông minh"- Ảnh 5.

'Sản vật' trồng khắp Việt Nam từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền, sang châu Phi thành của lạ khiến trưởng công an huyện phải thốt lên: "Người Việt thật thông minh"- Ảnh 6.

Việt Nam có sản lượng và diện tích trồng tre đứng top đầu của thế giới. Cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu ha tre, phân bố đều khắp cả nước, với trữ lượng khai thác hằng năm từ 500 đến 600 triệu cây, tương đương 2,5 đến 3 triệu tấn tre.

Cây tre được gọi là sản vật bạc tỷ là bởi những giá trị kinh tế mà loài cây này mang lại. Thân cây tre được sử dụng để làm các sản phẩm xuất khẩu như chiếu, đũa, gỗ ép, nguyên liệu giấy, tre đan, chiếu,... Theo Tổng cục Hải quan, năm 2024, xuất khẩu nhóm sản phẩm từ mây, tre, cói và thảm của Việt Nam đã thu về hơn 804 triệu USD, tăng 9,7% so với năm 2023. Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc,...

Chưa dừng lại ở đó, lá tre cũng đang mang lại nguồn giá trị xuất khẩu cao. Giá lá tre tươi xuất khẩu vào khoảng 10.000 đồng/kg còn lá tre khô có giá 40.000 đồng/kg. Trên một số trang thương mại điện tử nước ngoài như Alibaba, có thời điểm lá tre của Việt Nam được bán sỉ với số lượng từ 100kg có giá 3-5 USD/kg, khoảng 73.000 - 122.000 đồng/kg, tùy số lượng đặt mua, còn giá bán lẻ từ 7-10 USD/kg, tức là lên tới hơn 170 - 240.000 đồng/kg.

Măng từ cây tre cũng là một trong những đặc sản không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, thường được chế biến ở dạng khô hoặc tươi. Kể từ cuối năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu măng tươi sang Hà Lan và hiện các sản phẩm từ măng đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch,…

Việt Nam sở hữu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, rất phù hợp để tre sinh trường và phát triển. Cây tre được phân bố rộng rãi trên diện rộng, từ đồi núi đến đồng bằng. Theo đặc tính đặc trưng, tre có khả năng phát triển và tái sinh rất tốt ngay ở vùng đất cằn cỗi mà không cần đến sự chăm bón. Vì vậy việc duy trì sự phát triển của cây tre ngàn đời nay không quá khó, người Việt cũng tích cực tận dụng món quà từ thiên nhiên để giúp cuộc sống hàng ngày tốt hơn.

Tham khảo: Công Giáp Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi

Khánh Vy


Nguyễn Đức Hải

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/san-vat-trong-khap-viet-nam-tu-goc-den-ngon-deu-hai-ra-tien-sang-chau-phi-thanh-cua-la-khien-truong-cong-an-huyen-phai-thot-len-nguoi-viet-that-thong-minh-205250224153209021.htm