Tập đoàn Vương Cường đứng đầu danh sách nợ thuế tỉnh Phú Thọ

Trong danh sách 455 doanh nghiệp và 186 hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ quá hạn 90 ngày của tỉnh Phú Thọ, Tập đoàn Vương Cường nợ thuế nhiều nhất với số tiền gần 105 tỷ đồng.

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ vừa công khai danh sách 455 doanh nghiệp và 186 hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ quá hạn 90 ngày nhưng không tự nguyện chấp hành tính đến ngày 31/3/2023, 

Tổng số tiền nợ thuế theo danh sách là hơn 555 tỷ đồng. Trong đó, số tiền của các doanh nghiệp nợ thuế là gần 550,2 tỷ đồng; số tiền thuế nợ của các hộ kinh doanh là hơn 4,8 tỷ đồng. 

Trong số doanh nghiệp nợ tiền thuế, một số doanh nghiệp có số tiền thuế nợ khá lớn. Đứng đầu danh sách này là Công ty cổ phần Tập đoàn Vương Cường hơn 104,9 tỷ đồng.

tap-doan-vuong-cuong-dung-dau-danh-sach-no-thue-tinh-phu-tho-1685931873.jpg
Ảnh minh họa

Tiếp đến, có 9 doanh nghiệp có tiền thuế nợ từ 10 tỷ đồng trở lên: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lân Huế gần 70 tỷ đồng; Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế Phú Thọ hơn 45 tỷ đồng; Công ty TNHH phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp Đồng Lạng - TASCO hơn 28 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ khách sạn Bãi Bằng hơn 17 tỷ đồng;

Công ty TNHH Tuấn Tú Phú Thọ hơn 15,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh thiết bị y tế môi trường Phú Thọ gần 14 tỷ đồng; Công ty cổ phần khai khoáng và cơ khí hữu nghị Vĩnh Sinh hơn 12 tỷ đồng; Công ty TNHH phát triển Hùng Vương hơn 10,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư Hải Hà Land hơn 10 tỷ đồng.

Xếp sau là Công ty TNHH Thương mại Ngọc Sơn nợ hơn 7,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xây lắp điện nước Phú Thọ nợ hơn 7 tỷ đồng.

Cũng theo danh sách công khai này, có 17 doanh nghiệp có số tiền thuế nợ từ 2 tỷ đồng trở lên, thứ tự lần lượt là: Chi nhánh Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện kim Thăng Long hơn 4,8 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xây dựng thuỷ lợi và dịch vụ Việt Trì hơn 3,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Quang Ngọc hơn 3,5 tỷ đồng;

Tiếp đến là Công ty cổ phần chè Phú Thọ hơn 3,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Nam Cường hơn 2,2 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại sản xuất Hà Thái hơn 3,1 tỷ đồng; Công ty TNHH một thành viên Đá Trường An hơn 3,1 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Sông Biển hơn 2,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xây dựng Tân Hưng hơn 2,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng Liên Hợp hơn 2,7 tỷ đồng; Công ty TNHH một thành viên Toàn Năng Phú Thọ hơn 2,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thịnh Đạt Phú Thọ hơn 2,5 tỷ đồng; Công ty cổ phần Núi Hùng hơn 2,4 tỷ đồng; Công ty cổ phần Bê tông khí chưng áp Việt Nam hơn 2,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc Hoàng Anh hơn 2,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây lắp điện Thanh Bình hơn 2,1 tỷ đồng; Công ty TNHH Châu Thành ORANGE Q hơn 2 tỷ đồng.

Tập đoàn Vương Cường do Phan Hùng Cường (hay còn gọi Cường Luxury) sáng lập vào tháng 5/2010 với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng. Sau khi Công ty này tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng, và công bố là chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cao cấp Vương Cường, với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng tại phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, Cường Luxury bất ngờ “mất tích”, còn dự án của Tập đoàn Vương Cường không có dấu hiệu triển khai.

Tháng 8/2012, Cường Luxury đã chuyển nhượng 80% cổ phần (tương đương 304 tỷ đồng) của mình tại Tập đoàn Vương cho ông Phan Văn Toàn.

Đến tháng 5/2013, Tập đoàn Vương Cường xuất hiện 4 cổ đông mới gồm: Ngô Văn Học, Phùng Đức Vinh, Phạm Quang Nhuận và Công ty cổ phần đầu tư Hải Hà Land. Đồng thời các cổ đông sáng lập ban đầu là Nguyễn Trung Tuyến, Phan Văn Anh và Phan Hùng Cường đều thoái sạch vốn. Còn cá nhân Phan Văn Toàn cũng chỉ sở hữu 10% vốn điều lệ.

Tháng 12/2014, ông Phan Văn Toàn đã bán lại 10% cổ phần tại Tập đoàn Vường Cường cho cổ đông Hải Hà Land.

Sau đó, các thông tin về tập đoàn này không được công bố. Người đại diện pháp luật hiện nay của Tập đoàn Vương Cường là ông Nguyễn Tiến Tân.

Hà Ly (t/h)

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/tap-doan-vuong-cuong-dung-dau-danh-sach-no-thue-tinh-phu-tho-2051976.htm