“Tips” từ ACB: kiểm tra điện thoại để không bị chiếm quyền, tránh mất tiền trong tài khoản

Cùng với những cảnh báo liên tục được phát đi từ các cơ quan chức năng như Bộ Công an, cơ quan trên các phương tiện truyền thông thì nhiều ngân hàng đã chủ động nhập cuộc bằng các nội dung hướng dẫn, gợi ý để giúp khách hàng nâng cao cảnh giác và biết cách phòng tránh những thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao.

photo-1702142463557

Các thủ đoạn lừa đảo với nhiều hình thức tinh vi đang gia tăng trong thời gian qua như sử dụng cuộc gọi video deepfake; giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án, lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao; giả mạo biên lai chuyển tiền bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử…

Nở rộ gần đây nhất là hình thức chiếm quyền điều khiển điện thoại thông qua lợi dụng quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android. Người dùng bị dẫn dụ nhấn vào đường link và tải ứng dụng giả mạo có chứa mã độc và nếu đồng ý cấp quyền trợ năng (Accessibility) cho ứng dụng trong khi cài đặt thì ứng dụng giả mạo sẽ tiến hành theo dõi để thu thập toàn bộ thông tin trên điện thoại, thu thập thông tin tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực giao dịch ngân hàng được gửi đến trên điện thoại (OTP SMS/OTP Safekey).... Sau đó, kẻ gian sẽ đợi thời điểm thích hợp để ra tay chiếm quyền điều khiển thiết bị và truy cập các ứng dụng ngân hàng để chuyển tiền, chiếm đoạt tiền trên tài khoản ngân hàng của người dùng.

“Tips” từ ACB: kiểm tra điện thoại để không bị chiếm quyền, tránh mất tiền trong tài khoản - Ảnh 2.

Thực sự quan tâm đến khách hàng nên bên cạnh các hoạt động truyền thông cảnh báo thường xuyên, mới đây ACB đã gửi đến khách hàng một cẩm nang ngắn gọn gồm các "tips" dễ dàng thực hiện để hỗ trợ khách hàng phòng tránh thủ đoạn chiếm quyền điều khiển điện thoại.

Theo hướng dẫn từ ACB, các điện thoại bị cài đặt những ứng dụng giả mạo sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng ngờ như máy mau hết pin và chạy chậm, xuất hiện ứng dụng lạ trên điện thoại, hoặc ứng dụng tự động bật lên ngay cả khi không sử dụng điện thoại, hoặc lưu lượng di động bất ngờ hao hụt nhanh hoặc máy nóng lên bất thường,…

“Tips” từ ACB: kiểm tra điện thoại để không bị chiếm quyền, tránh mất tiền trong tài khoản - Ảnh 3.

Khách hàng còn có thể chủ động rà soát điện thoại sử dụng hệ điều hành Android ngay khi nghi ngờ máy điện thoại của mình bị chiếm đoạt theo 4 bước đơn giản được hướng dẫn trong cẩm nang của ACB.

Khuyến cáo 3 KHÔNG cũng được ACB nhấn mạnh, gồm không nhấn vào các liên kết gửi qua tin nhắn/mạng xã hội từ nguồn tin chưa xác thực, không cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc, không nghe và thực hiện theo yêu cầu của đối tượng tự xưng nhân viên thuế, công an, dịch vụ công,…dưới bất kỳ hình thức nào.

Để tham khảo thêm các "tips" cụ thể khác, khách hàng có thể truy cập trực tiếp tại Cẩm nang hướng dẫn bảo mật trên website acb.com.vn

photo-1702142465766

Bên cạnh những nỗ lực từ các cơ quan chính quyền, tổ chức ngân hàng thì khách hàng cũng cần phải đồng hành và chủ động nâng cao tính cảnh giác. Trong hội thảo "Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng", do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào tháng 9/2023, ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám Đốc ACB cũng từng đề cập đến hai khuyến nghị đối với khách hàng. Thứ nhất, khách hàng nên đọc, tìm hiểu những thông báo, cảnh báo lừa đảo qua các kênh chính thống như báo chí, thông tin từ ngân hàng để phòng tránh. Thứ hai, khách hàng cần chậm lại vài giây để đọc những thông tin gửi về điện thoại, ví dụ mã OTP để đọc kỹ nội dung.

Kim Ngân

Kim Ngân

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/tips-tu-acb-kiem-tra-dien-thoai-de-khong-bi-chiem-quyen-tranh-mat-tien-trong-tai-khoan-2056680.htm