Thị trấn Irakaka ở phía tây nam Madagascar (quốc đảo thuộc châu Phi) có dân số tăng 1.500 lần trong 20 năm do phát hiện ra mỏ kho báu sapphire lớn nhất thế giới. Irakaka ở Madagascar có diện tích khoảng 2.200ha, có dân số khoảng 40 người vào những năm 1990. Sau khi phát hiện ra kho báu đá quý và trở thành khu vực sản xuất lớn, người dân từ khắp nơi đến đây tiếp tục lập kỷ lục mới và dân số đã vượt quá 60.000 người.
Vì sự tác động của núi lửa, đã tạo thành một mỏ kho báu khoáng sản đá sapphire có diện tích 1.800ha tại đây. Dưới tác động của các ngoại lực như động đất, mưa xói mòn, mật độ và sự phân bố của các mỏ kho báu đá quý không đồng đều, có khu vực có thể đào nông đến nửa mét, có khu vực có thể đào sâu tới 100 mét mới có đá quý.
Hơn nữa, Irakaka nói riêng và Madagascar nói chung là nguồn cung cấp kho báu sapphire, ngọc bích và hồng ngọc quan trọng trên toàn cầu. Nguồn tài nguyên kho báu khoáng sản và đá quý dồi dào đã khiến nước này trở thành quốc gia có vai trò lớn trong ngành khai thác đá quý toàn cầu. Khai thác kho báu sapphire và ruby có tác động đáng kể về văn hóa và kinh tế đối với Irakaka và người dân ở đây.
Khai thác đá quý ở Irakaka, Madagascar là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp khác nhau để khai thác các loại đá quý như sapphire, ngọc bích và hồng ngọc từ các mỏ được tìm thấy trên khắp đất nước. Quá trình này diễn ra trong nhiều giai đoạn, bao gồm thăm dò, khai thác, phân loại, cắt và đánh bóng.
Đầu tiên, một cuộc khảo sát địa chất được tiến hành để xác định các khu vực tiềm năng có thể tìm thấy các mỏ kho báu đá quý. Khi đã xác định được khu vực phù hợp, quá trình khai thác có thể bắt đầu một cách nghiêm túc. Các kỹ thuật khai thác khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào tính chất của mỏ kho báu, vị trí và quy mô hoạt động.
Phương pháp khai thác đá quý phổ biến nhất ở Madagascar là khai thác thủ công, được thực hiện bởi các nhóm thợ mỏ nhỏ hoặc cá nhân. Những thợ mỏ này khai thác đá quý từ lòng đất bằng các công cụ và kỹ thuật cơ bản như đào, làm sạch và phân loại.
Một hình thức khai thác đá quý khác là khai thác cơ giới hóa, thường được sử dụng trong các hoạt động khai thác quy mô lớn. Loại hình khai thác này phức tạp hơn và liên quan đến việc sử dụng các máy móc và thiết bị như máy xúc, máy ủi và băng tải. Do địa chất đá trầm tích núi lửa, ở độ sâu 5 mét sẽ xuất hiện nhiều loại khí độc khác nhau nên nhiều công nghệ được các công ty khai thác đá quý quy mô lớn sử dụng.
Trong đó, thiết bị như máy xúc, máy ủi và băng tải được liên kết với một bộ hệ thống điều khiển. Hệ thống điều khiển và quản lý sản xuất tích hợp hệ thống khai thác thông minh, hệ thống an ninh thông minh vào thăm dò và khai thác. Toàn bộ hệ thống khai thác được đi theo nguyên tắc một nền tảng và nhiều ứng dụng thông minh.
Cùng với đó, hệ thống xe không người lái được áp dụng giảm bớt rủi ro khi vận hành, nâng cao hiệu quả vận chuyển và nâng cao mức độ hoàn thiện trong quản lý sản xuất và vận chuyển.
Khai thác thông minh sẽ tối ưu hóa kế hoạch khai thác, hoạt động khai thác được diễn ra ổn định, đảm bảo chất lượng đá quý. Cùng với đó, khai thác thông minh giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao, giảm nhân công và tăng hiệu quả. Hơn nữa, thông qua việc triển khai khai thác kỹ thuật số, hiệu quả quản lý vận hành và các chỉ số kỹ thuật sản xuất sẽ được nâng cao, năng suất lao động tăng gấp 5 lần so với trước đây.
Ngành khai thác kho báu đá quý đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Madagascar, cung cấp việc làm cho nhiều người dân địa phương và tạo thu nhập đáng kể. Nguồn kho báu đá quý đa dạng của Madagascar cũng khiến quốc gia này trở thành một quốc gia quan trọng trong hoạt động buôn bán đá quý toàn cầu, với nhiều loại đá quý được các nhà sưu tập và nhà đầu tư săn lùng.
Nguồn: Pinterest, Amusing Planet
Minh Tiến