Warren Buffett chốt lời 6,2 tỷ USD trong 2 tháng nhờ bán ròng cổ phiếu ngân hàng: Âm mưu gì đằng sau động thái gây sốc trên thị trường chứng khoán?

Lần cuối cùng Warren Buffett tích trữ nhiều tiền mặt đến thế là trước khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra.

Warren Buffett chốt lời 6,2 tỷ USD trong 2 tháng nhờ bán ròng cổ phiếu ngân hàng: Âm mưu gì đằng sau động thái gây sốc trên thị trường chứng khoán?- Ảnh 1.

Tờ Fortune cho hay Warren Buffett đã bán ròng hàng loạt cổ phiếu chủ chốt của Berkshire Hathaway trong khoảng quý I/2022 đến quý II/2024, thu về lượng tiền mặt kỷ lục 276,9 tỷ USD và gây chấn động trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên đà bán tháo này vẫn chưa dừng lại khi được tiếp tục trong quý III/2024.

Kể từ phiên 17/7/2024 đến nay, Berkshire đã bán ròng 6,2 tỷ USD cổ phiếu Bank of America, cắt giảm đến 14,5% cổ phần nắm giữ trong ngân hàng này.

Dù vẫn nắm giữ 11,4% cổ phần với tổng giá trị 35 tỷ USD và vẫn là cổ đông lớn nhất nhưng động thái bán ròng 90 tỷ USD cổ phiếu của Berkshire trong nửa đầu năm 2024 đang khiến Phố Wall lo lắng.

Warren Buffett chốt lời 6,2 tỷ USD trong 2 tháng nhờ bán ròng cổ phiếu ngân hàng: Âm mưu gì đằng sau động thái gây sốc trên thị trường chứng khoán?- Ảnh 2.

Hiện nhiều lời đồn đoán đang dấy lên khi Buffett chốt lời hàng loạt cổ phiếu trên thị trường. Một số cho rằng các cổ phiếu này đã lên giá quá cao, số khác cho rằng Buffett đang tích lũy tiền mặt cho một thương vụ lớn hay thậm chí là chuẩn bị cho một cuộc suy thoái.

Theo giám đốc Haruki Toyama của Madison Investments, phong cách đầu tư dài hạn của Buffett khiến việc vị tỷ phú này chốt lời không có nghĩa là thị trường đang nguy hiểm hay giá cổ phiếu quá cao, bởi thứ Berkshire nhắm đến thường là mua và nắm giữ.

Dẫu vậy, giám đốc Toyama cũng phải thừa nhận việc chốt lời tích lũy tiền mặt của Buffett đang là dấu hiệu cho một điều gì đó khi "Chỉ số Buffett" (so sánh GDP của Mỹ với tổng vốn hóa thị trường) đang cao hơn nhiều so với mức bình quân lịch sử.

Nhìn lại dữ liệu lịch sử, việc Buffett tăng mạnh lượng tích trữ tiền mặt thường báo hiệu thời kỳ khó khăn của thị trường sắp đến và là lúc để Berkshire "đi chợ" mua những cổ phiếu giá rẻ.

"Nếu nhìn lại lần cuối cùng Berkshire có nhiều tiền mặt như vậy là vào trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vì vậy nhiều nhà đầu tư có thể lập luận về việc Buffett đang chuẩn bị tích tiền trước sự điều chỉnh của thị trường", giám đốc Toyama cho hay.

Theo Toyama, những chuyên gia của Berkshire đều là người giỏi nên động cơ thực sự đằng sau việc chốt lời hàng loạt cổ phiếu là điều khó để dự đoán.

Âm mưu gì?

Đầu tiên với việc thị trường liên tiếp phá đỉnh và đạt mức giá cao, giám đốc Toyama cho rằng Buffett có thể chỉ đơn giản là đang quản lý rủi ro bằng cách chốt lời. Việc cổ phiếu Bank of America đã tăng khá cao kể từ khi Buffett mua chúng khiến nhà đầu tư này cũng kiếm đủ lợi nhuận nếu bán ra hiện nay.

Đó là chưa kể đến việc Berkshire đã luôn đồng hành cùng ngân hàng này lúc khó khăn, mua vào cổ phiếu khi chỉ có giá 24,27 USD để bơm vốn cho doanh nghiệp. Hiện giá cổ phiếu của Bank of America vào khoảng 40 USD/cổ.

Warren Buffett chốt lời 6,2 tỷ USD trong 2 tháng nhờ bán ròng cổ phiếu ngân hàng: Âm mưu gì đằng sau động thái gây sốc trên thị trường chứng khoán?- Ảnh 3.

Năm 2011, Buffett tiếp tục bơm 5 tỷ USD cho ngân hàng này khi mua chứng quyền nhằm giúp Bank of America thoát khỏi cuộc khủng hoảng thế chấp với lời tuyên bố khoản đầu tư sẽ có lợi nhuận cũng như cam kết không bán ra cổ phiếu trong ngắn hạn.

Hiện theo báo cáo tài chính của Berkshire, họ đã có lãi từ khoản đầu tư vào Bank of America đúng như những gì Buffett dự đoán cách đây hơn 10 năm.

Bởi vậy khi Buffett chốt lời một phần cổ phiếu Bank of America, nhiều nhà đầu tư sẽ lo lắng. Về lý thuyết, các nhà đầu tư sẽ không chốt lời trừ phi họ cho rằng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai của khoản đầu tư này đã giảm, hoặc có một cơ hội mới tốt hơn.

Giám đốc Toyama cho rằng có thể Buffett đang cố gắng giảm sự rủi ro cho danh mục đầu tư của mình trong những năm gần đây sau khi thị trường chứng khoán liên tiếp phá đỉnh.

Năm 2023, Buffett đã bán toàn bộ vị thế của mình tại TSMC cũng như cổ phần tại hãng xe điện BYD. Với việc Buffett chốt lời cả với cổ phiếu Apple, giám đốc Toyama cho rằng việc mã Bank of America bị bán cũng là điều dễ hiểu.

Warren Buffett chốt lời 6,2 tỷ USD trong 2 tháng nhờ bán ròng cổ phiếu ngân hàng: Âm mưu gì đằng sau động thái gây sốc trên thị trường chứng khoán?- Ảnh 4.

Theo Toyama, lãi suất cao tại Mỹ khiến cổ phiếu ngành ngân hàng kém hấp dẫn hơn. Thêm nữa, chính Buffett cũng bày tỏ sự thất vọng của mình về ngành ngân hàng trong vài năm trở lại đây, nhất là sau sự sụp đổ của ngân hàng SVB năm 2023, qua đó chỉ trích cách quản lý danh mục đầu tư của các tổ chức tài chính.

"Rõ ràng Buffett chưa bao giờ nói tên cụ thể bất kỳ ngân hàng Mỹ nào nhưng nhìn chung ông ấy đã thất vọng về cách họ quản lý danh mục đầu tư khi chấp nhận quá nhiều rủi ro", giám đốc Toyama nhận định.

Sau khi bán toàn bộ cổ phần tại Wells Fargo vào năm 2021, Berkshire đã thanh lý hết 21% cổ phần tại Capital One, qua đó cho thấy Buffett đang mất niềm tin vào ngành ngân hàng Mỹ.

*Nguồn: Fortune

Băng Băng

C%E1%BB%99ng%20t%C3%A1c%20vi%C3%AAn

Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/warren-buffett-chot-loi-62-ty-usd-trong-2-thang-nho-ban-rong-co-phieu-ngan-hang-am-muu-gi-dang-sau-dong-thai-gay-soc-tren-thi-truong-chung-khoan-205240509135631405.htm