Tại Việt Nam các hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng gia tăng. Từ hình thức chiếm đoạt mã OTP, đến thông qua cài đặt ứng dụng lạ vào điện thoại của nạn nhân để kiểm soát và chiếm đoạt tài khoản ngân hàng ngày càng trở nên tinh vi. Đặc biệt, thời gian gần đây, không ít người dùng "sập bẫy" khi công nghệ Deep Fake cho phép đối tượng lừa đảo giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án hay người thân để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền.
Theo đánh giá của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng gây tình trạng tổn thất lớn cho khách hàng và danh tiếng cho ngân hàng. Tình trạng này khiến ngân hàng tốn rất nhiều chi phí. Đây là bài toán thách thức cho cơ quan quản lý và ngân hàng. Tình trạng này còn gây tổn thất lớn.
Để tránh rủi ro trong thanh toán trực tiếp, mới đây, Ngân hàng Nhà nước ra quy định, khách hàng cá nhân khi giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản), chuyển tiền liên ngân hàng hoặc nạp/rút tiền ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học. Ngoài ra, tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán vượt 20 triệu đồng/ngày cũng phải được xác thực bằng sinh trắc học.
Ngoại trừ thay đổi về quy định khi chuyển tiền, NHNN còn yêu cầu khách hàng cá nhân, trước khi thực hiện giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking) hoặc trước khi thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện giao dịch Mobile Banking lần gần nhất thì phải xác thực sinh trắc học.
Theo các chuyên gia mạng, việc xác thực sinh trắc học là hình thức bảo mật cao nhất để đảm bảo an toàn cho tài khoản ngân hàng hiện nay. Đặc biệt đối với giao dịch giá trị cao cần nhận diện bằng khuôn mặt của khách hàng. Ngoài nhận diện bằng vân tay hay khuôn mặt, thông qua nhận diện giọng nói đặc trực của khách hàng cũng là cách để bảo vệ tiền trong tài khoản cho khách hàng.
Ở thời điểm hiện tại, biện pháp thông thường như mã OTP hay Etoken đã không thể bảo vệ triệt để được tiền của khách hàng tại ngân hàng. Bởi hình thức lừa đảo lấy mật khẩu, hay mã OTP thậm chí là cài đặt ứng dụng lạ để điều khiển, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng ngày càng trở nên tinh vi.
Ông Vũ Ngọc Sơn, chuyên gia an ninh mạng, đánh giá cao về khả năng bảo vệ an toàn cho tài khoản ngân hàng trong thời điểm các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng tăng cao và ngày càng tinh vi. Ông Sơn cho rằng, việc yêu cầu xác thực sinh trắc học với các giao dịch trên 10 triệu đồng, hoặc tổng giao dịch trong ngày quá 20 triệu bên cạnh bảo vệ tài khoản người dùng cũng sẽ giúp loại bỏ các tài khoản trung gian của các đối tượng lừa đảo hiện nay (tài khoản rác). Bởi khi đó người điều khiển các tài khoản trung gian bắt buộc phải là chính chủ, thay vì như hiện nay các đối tượng lừa đảo có thể mua của người dân để dùng chuyển các khoản tiền lừa đảo đi khắp nơi nhằm che dấu vết.
Xác thực bằng sinh trắc vân tay cũng là hình thức vô hiệu hóa cả nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua.
Ở thời điểm hiện tại, giai đoạn cận Tết, các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng gia tăng, các chuyên gia an ninh mạng khuyến nghị người dân không được click vào link lạ gửi đến. Đồng thời không tải các các ứng dụng không có trên kho ứng dụng của Google Play hay App Store. Liên quan chuyển tiền cho người thân hay bất kì ai, người dùng phải sử dụng các cuộc điện thoại thông thường để xác thực lại.
Đức Anh
Link nội dung: https://antt.nguoiduatin.vn/xuat-hien-hinh-thuc-bao-mat-an-toan-cho-tai-khoan-ngan-hang-khong-lo-hacker-2058283.htm