Siêu dự án 50 tỷ USD xuyên lòng đất nóng 98 độ khiến nhiều nước 100 năm cũng không làm được, Trung Quốc chỉ cần 10 năm hoàn thành bằng công nghệ cao
Siêu dự án 50 tỷ USD của Trung Quốc khiến chuyên gian nhận định nhiều nước trên thế giới mất cả 100 năm cũng không thể hoàn thành được.
Đối mặt với môi trường xây dựng phức tạp như ở Trung Quốc, chuyên gia cho rằng nhiều dự án rất khó triển khai. Trước đây, các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau của các nước phương Tây cho rằng dự án đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD hoàn thành trong thời gian ngắn là không thể. Thậm chí, nhiều nước trên thế giới nếu đảm nhận thì cả trăm năm cũng không thể hoàn thành, trang Sohu cho biết.
Tuy nhiên, theo tờ Nikkei Asia, Quốc đã bắt tay làm dự án này và dự kiến hoàn thành vào năm 2030, tức chỉ mất gần 10 năm để xây dựng. Chiều dài của tuyến đường sắt này khoảng 1.800 km, trong đó, tổng chiều dài của các đường hầm và cầu đạt tới 958 km.
Tổng vốn đầu tư 319,8 tỷ nhân dân tệ (gần 50 tỷ USD), lớn hơn nhiều so với khoản đầu tư xây dựng đập Tam Hiệp - công trình thủy điện công suất lớn nhất thế giới trên sông Trường Giang - cũng chỉ có mức đầu tư 250 tỷ nhân dân tệ (tương đương gần 39 tỷ USD). Với tốc độ 200 km/h của tàu có thể giảm thời gian đi tới Tây Tạng từ 1 tuần xuống còn 12 giờ. Do đó, đây được coi là một trong những công trình quốc gia trọng điểm của Trung Quốc.
Đặc biệt, nhiều thành phần thuộc dự án đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng sẽ đi xuyên qua lòng đất nóng 89 độ C, SCMP cho biết. Thậm chí, phần lớn tuyến đường sắt bao gồm đào hầm xuyên qua lớp đá nóng đến mức con người hoặc máy móc không thể chịu được. Tại đó, nhiệt độ gần mặt đất ở mức cao kỷ lục đối với một dự án cơ sở hạ tầng giao thông, theo các nhà địa chất học.
Sau khi tìm hiểu môi trường địa lý của các khu vực, Trung Quốc thấy rằng địa hình ở Tứ Xuyên rất phức tạp, việc xây dựng một tuyến đường sắt ở đây vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, vì sự phát triển của Tây Tạng, Trung Quốc, việc xây dựng đường sắt không thể gác lại. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nếu không có tuyến đường sắt nối Tây Tạng với đất liền thì cuộc sống của người dân địa phương sẽ không được đảm bảo.
Đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành phần lớn việc lắp đặt đường sắt cho tuyến đường này. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công đã được đội ngũ kỹ sư Trung Quốc giải quyết, tạo nên kỳ tích trong lịch sử công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng của thế giới.
Trung Quốc đã ứng dụng hệ thống tự động hóa, robot thông minh, thép chống ăn mòn cùng các công nghệ và vật liệu khác để nâng cao trình độ xây dựng thông minh của toàn tuyến đường. Cùng với đó, Trung Quốc sử dụng hệ thống điều độ thông minh và hệ thống chỉ huy để đảm bảo hoạt động của tuyến đường.
Hơn nữa, hệ thống phân tích dữ liệu lớn giám sát rủi ro đường sắt tốc độ cao cũng đã được xây dựng để phát hiện và xử lý kịp thời các mối nguy hiểm về an toàn tuyến thông qua giám sát thời gian thực . Từ đó, các công nghệ này mang lại sự đảm bảo tối đa để vận hành an toàn tàu.
Sau khi toàn tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng đi vào hoạt động, Trung Quốc cũng sẽ ứng dụng toàn diện các công nghệ thông tin hiện đại như cảm biến thông minh, internet vạn vật, điện toán đám mây, thông tin địa lý và định vị vệ tinh thông qua hệ thống GPS. Từ đó, hiện trạng của cây cầu cũng như quá trình vận hành, bảo trì được diễn ra suôn sẻ nhất.
Có thể thấy, mặc dù việc xây dựng tuyến đường sắt Tứ Xuyên-Tây Tạng là một vấn đề rất khó khăn nhưng các kỹ sư Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực hết mình vì sự phát triển bền vững của đất trong tương lai. Nhiều kỹ sư phương Tây rất sốc và tin rằng trong thời gian tới, các kỹ sư Trung Quốc cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa các công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng.