Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời

Dư thừa điện mặt trời đang khiến người Đức "đau đầu" vì giá điện xuống mức âm nhưng người dân lại không được trả thêm tiền. Lý do là gì?

Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời- Ảnh 1.

Báo cáo của SEB Research cho thấy trong 10 ngày qua, các nhà sản xuất điện mặt trời tại Đức đã phải cắt giảm 87% mức giá điện do sự dư thừa công suất. Thậm chí khi công suất đạt đỉnh, giá điện tại Đức đã xuống cả mức âm, nghĩa là bên phát điện phải trả tiền chứ không kiếm tiền.

Tuy nhiên người dân sử dụng điện lại không nhận được giá điện âm này. Tại sao vậy?

Hãy bắt đầu từ câu chuyện tại sao nhà máy điện chấp nhận mức giá âm để bị thua lỗ.

Hệ quả từ thị trường tự do

Trên thực tế, giá điện âm không phải là hiếm ở Đức hay Châu Âu khi các nước thành viên tích cực xây dựng các trang trại năng lượng mặt trời để giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch không bền vững.

Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời- Ảnh 2.

Nguyên nhân chính đến từ việc điều tiết sản xuất điện ở Châu Âu là không dễ dàng khi chính phủ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch và khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Hiện tỷ lệ công suất đặt của các nguồn năng lượng tái tạo tại nhiều nước Châu Âu ở mức khá cao từ 40% đến 60%.

Theo một nghiên cứu của HSBC Holdings, đến cuối năm 2023, các tấm pin mặt trời mới với tổng công suất lên tới 60 GW sẽ được lắp đặt ở châu Âu, cao hơn 1/3 so với kỷ lục năm 2022.

Đây là các nguồn điện gần như không có chi phí vận hành nên để tránh lãng phí tài nguyên, chính phủ thường cho phép các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo chào giá rất thấp để tham gia thị trường điện.

Vì vậy khi năng lượng mặt trời nhiều vào giữa trưa và phụ tải giảm thấp, các nhà máy điện tái tạo thường đưa ra chiến lược chào giá thấp, thậm chí xuống mức âm để có cơ hội tham gia thị trường điện cạnh tranh giao ngay.

Trong khi điện mặt trời hạ giá để tham gia thị trường thì điện truyền thống cũng chấp nhận mức giá âm để không phải tạm ngừng sản xuất.

Nói đơn giản là về lý thuyết, đôi khi có quá nhiều điện trên thị trường nên các nhà máy điện truyền thống sẽ trả thêm tiền cho người tiêu dùng để sử dụng năng lượng, qua đó tiết kiệm chi phí so với việc ngừng sản xuất trong 1 hoặc 2 giờ.

Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời- Ảnh 3.
Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời- Ảnh 4.
Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời- Ảnh 5.

Về lý thuyết, các nhà máy điện truyền thống như nhiệt điện than, khí đốt, hạt nhân... sẽ có chi phí khởi động lại cao và tốn thời gian, không hiệu quả kinh tế nếu tạm dừng hoạt động chỉ vì thừa điện.

Dù cơ chế thị trường cạnh tranh này giúp giảm giá điện nhưng cũng gây thua lỗ cho ngành điện nên các đơn vị, nhà máy phát điện thường ký hợp đồng tài chính dài hạn với bên phân phối, bán lẻ điện hoặc các khách hàng lớn.

Quay trở lại với câu chuyện tại Đức, bình quân giá điện mặt trời tại đây trong 10 ngày qua vào khoảng 9,1 Euro cho mỗi MW (MegaWatt), thấp hơn nhiều so với 70,6 Euro/MW của điện truyền thống.

"Đây là hệ quả của việc điện tái tạo còn nhiều hơn so với nhu cầu thị trường. Giá điện giảm mạnh khi nguồn điện tái tạo có sản lượng cao", báo cáo của SEB ghi rõ.

Cuối năm 2023, tổng lượng điện tái tạo ở Đức đạt 81,7 GW (GigaWatt) nhưng nhu cầu sử dụng của người dân chỉ vào khoảng 52,2 GW. Con số này thậm chí còn cách biệt hơn nữa vào mùa hè khi điện mặt trời đạt công suất tối đa, bất chấp nhu cầu dùng máy lạnh và các thiết bị tăng cao.

Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời- Ảnh 6.

Người dân không được trả tiền

Mặc dù giá điện âm nghĩa là bên sản xuất điện phải trả tiền nhưng thực tế hóa đơn tiền điện của người dân không bao giờ được trừ tiền, bởi giá điện âm này không bao giờ đến được tay người tiêu dùng cuối cùng.

Ví dụ trưa ngày 29/5/2023, lượng điện phát ra tại Đức đã vượt phụ tải 9.462 MW, tức lớn hơn gấp 5 lần công suất Nhà máy Thủy điện Hòa Bình của Việt Nam, khiến giá điện giao ngay trên thị trường tự do giảm mạnh xuống mức âm.

Trong khoảng 7 tiếng giữa trưa ngày 29/5, nhà máy nào phát điện sẽ phải trả tiền chứ không thu lời. Mức âm sâu nhất là vào 2 giờ chiều với (-149,54) Euro/MWH (Megawatt mỗi giờ). Vậy là nhà máy nào không kịp tắt điện từ các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ phải trả 149,54 Euro cho mỗi MWH.

Tuy nhiên người dùng cuối cùng sẽ không mua được điện giá âm này mà là các đơn vị phân phối, những nhà đầu tư vào pin lưu trữ năng lượng. Họ đầu cơ mua vào giá điện âm rồi bán giá giá dương sau vài giờ để kiếm lời.

Trong trường hợp ngày 29/5, giá điện giao ngay sau 5 giờ chiều quay lại mức dương 100 Euro/MWH vì nắng dần tắt khiến điện mặt trời giảm sản lượng.

Tất nhiên tại một số nước Châu Âu, nhiều hộ dùng điện vẫn có thể tham gia thị trường tự do nếu không ký hợp đồng cố định cung ứng điện. 

Tuy nhiên giá điện âm thường chưa bao gồm giá truyền tải, giá phân phối, giá dịch vụ cố định hàng tháng... Những chi phí này thường cao hơn cả giá bán buôn nên không bao giờ có chuyện người dân được cộng thêm tiền khi dùng điện.

Sự thật đằng sau câu chuyện nhà máy điện tại Đức phải ‘trả tiền’ cho người dân sử dụng vì lắp quá nhiều tấm pin năng lượng mặt trời- Ảnh 7.

Giá điện cho hộ gia đình ngày một tăng ở Châu Âu (Euro/KWH)

Ví dụ ở Na Uy, khách hàng dùng điện bán lẻ theo giá giao ngay trên thị trường tự do thì đơn vị cung ứng sẽ tính trung bình cộng của giá thị trường tháng trước đó cộng với các khoản phí và lợi nhuận nên sẽ không bao giờ có mức giá âm.

Tại Bắc Âu và Australia, chi phí liên quan đến dịch vụ cung cấp lưới điện và vận hành hệ thống điện thường chiếm khá cao, khoảng 43% nên ngay cả khi giá điện âm thì khách hàng cũng không nhận được tiền khi sử dụng điện.

Trái lại, hóa đơn tiền điện của người dân Châu Âu chỉ có đi lên từ năm 2008 đến nay dù tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo tăng dần đều.

*Nguồn: Business Insider 

Băng Băng

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT