Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Tập đoàn Nam Cường: Lợi nhuận đi xuống, vốn chủ sở hữu tăng gần 1.000 tỷ

Lê Đức Bình

Trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Tạp đoàn Nam Cường giảm 30%, tương đương 476,5 tỷ đồng so với cùng kỳ, ở mức 1.168 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của công ty lại tăng từ 6.895 tỷ đồng lên 7.693 tỷ đồng.

tap-doan-nam-cuong-giam-gan-1600-ty-dong-no-phai-tra-antt-1685337072.jpg
Tập đoàn Nam Cường ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm gần 30% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa: Kinh tế Môi trường.

Lợi nhuận đi xuống

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính của CTCP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội.

Trong văn bản công bố, vốn chủ sở hữu của Nam Cường tăng 11,5%, tương đương tăng gần 800 tỷ đồng so với kỳ báo cáo năm 2021. Ngược lại, nợ phải trả ghi nhận giảm mạnh so với kỳ trước, trong khi năm 2021, tổng số nợ lên tới 4.891 tỷ đồng thì sang năm 2022, con số đó giảm tới gần 1.600 tỷ xuống còn 3.309 đồng. Dư nợ trái phiếu giảm mạnh so với năm 2021, từ 597,8 tỷ đồng xuống còn 338,5 tỷ đồng, tương đương giảm gần 260 tỷ so với cùng kỳ.

2-tap-doan-nam-cuong-giam-gan-1600-ty-dong-no-phai-tra-antt-1685337248.jpg
Tình hình tài chính năm 2022 của Tập đoàn Nam Cường.

Đáng chú ý, dù các chỉ tiêu trên có kết quả đẹp nhưng lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Nam Cường vẫn giảm gần 30%, tương đương giảm tới 476,5 tỷ đồng so với cùng kỳ, ở mức 1.168 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 23,85% xuống còn 15,18%. Tuy nhiên Tập đoàn này vẫn ghi nhận 2 năm liên tiếp lãi hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Nam Cường có lô trái phiếu NAMCUONG_BOND2018_01 phát hành vào ngày 28/12/2018 với kỳ hạn 5 năm sẽ đáo hạn vào 28/12/2023 (Tổ chức lưu ký là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - MBBank).

Lô trái phiếu này có mệnh giá là 100 triệu đồng, khối lượng phát hành 7.180, tương đương 718 tỷ đồng, lãi suất 9,5%/năm. Theo thông tin công bố, Nam Cường đã mua lại hơn 379 tỷ đồng, hiện khối lượng còn lưu hành là hơn 338 tỷ đồng.

Mang hàng trăm lô đất Khu đô thị Dương Nội thế chấp ngân hàng

3-tap-doan-nam-cuong-giam-gan-1600-ty-dong-no-phai-tra-antt-1685337490.jpg
Tập đoàn Nam Cường thế chấp toàn bộ lợi tức của Khu B - Khu đô thị Dương Nội. Ảnh minh họa.

Trong một diễn biến khác, giai đoạn năm 2020, Tập đoàn Nam Cường đã sử dụng một phần lợi tức từ khu đô thị Dương Nội làm thế chấp với mô tả tài sản bảo đảm tại TPBank. Cụ thể là toàn bộ lợi tức thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất các khoản phải thu, các khoản phí mà chủ đầu tư thu được trong quá trình bán 427 lô đất của Khu B - Khu đô thị Dương Nội.

Trong đó bao gồm toàn bộ nguồn thu của các lô đất chưa bán và Quyền đòi nợ của các lô đất đã bán mà khách hàng chưa thanh toán hết.

Được biết, Khu đô thị Dương Nội là là một trong những dự án lớn và hiện đại do Tập đoàn Nam Cường đầu tư. Dự án được triển khai trên khu đất 200ha cạnh đường Tố Hữu (nay là đường Nguyễn Thanh Bình), thành phố Hà Nội.

Hồi năm 2022, Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố kết luận số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 chỉ rõ một số vi phạm tại dự án khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường. Cụ thể, theo kết luận Tập đoàn Nam Cường điều chỉnh quy hoạch mà không thuyết minh, tính toán hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không nêu lý do điều chỉnh; điều chỉnh quy hoạch không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, vi phạm khoản 3 phần 6 Thông tư 07/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng, khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2005/NĐ-CP.

Ngoài ra, số lượng biệt thự liền kề tại tại quyết định phê duyệt điều chỉnh QHCT không đúng với bản vẽ đóng dấu thẩm định của Sở Xây dựng Hà Tây; UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 5493/UBND-QHXDGT cho phép thực hiện theo bản vẽ là chưa đảm bảo quy định về điều chỉnh quy hoạch.

Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu UBND TP.Hà Nội chỉ đạo sở, ngành chức năng rà soát toàn bộ đồ án để khắc phục các tồn tại, trong đó có các tồn tại nêu trên.

Bình Đức