Thần tốc đào hầm xuyên núi dài nhất tuyến cao tốc 147.000 tỷ đồng: robot khủng xuất hiện, thông xe sớm hơn kế hoạch
Hầm số 3 thuộc tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn là hầm xuyên núi dài nhất cao tốc Bắc Nam.
Hầm xuyên núi dài nhất cao tốc Bắc Nam nỗ lực thông xe sớm hơn dự kiến
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 với chiều dài 729 km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập với tổng vốn đầu tư lên tới 146.990 tỷ đồng. Trong đó, tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có chiều dài 88km, tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, lớn nhất trong số 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 - 2025.
Đây là đoạn tuyến có nhiều hầm xuyên núi nhất trên cao tốc Bắc Nam. Cụ thể, tuyến cao tốc này có 3 hầm xuyên núi , cùng 77 cầu, 586 cống, 81 hầm chui dân sinh. Trong đó, hầm số 1 có chiều dài 610 m, hầm số 2 dài 700 m và hầm số 3 là hầm cấp đặc biệt với chiều dài 3.200 m
Đặc biệt, hầm số 3 thuộc tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn là hầm xuyên núi dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, kết nối hai tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định. Hầm số 3 có địa chất phức tạp nên công tác thi công được nhà thầu triển khai rất thận trọng nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn.
Hiện nay, đơn vị thi công đã triển khai 15 máy khoan hạng nặng khoan hầm, 100 đầu máy thiết bị cơ giới, cùng hơn 100 kỹ sư, công nhân làm việc theo ca, đảm bảo làm việc liên tục 24/24h. Do đo, đến nay ống hầm trái đã đào được 1.100m dài, ống hầm phải đã đào được 1.148m.
Đặc biệt, đơn vị thi công cho biết đang nỗ lực để thông hầm đường bộ cấp đặc biệt này sớm hơn kế hoạch, dự kiến sẽ đào thông trong tháng 6/2025, đến tháng 12/2025 sẽ thông toàn tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Robot khủng khoan đá, khoét núi thi công hầm xuyên núi dài nhất cao tốc Bắc Nam
Đơn vị thi công đã sử dụng robot khoan hầm cỡ lớn theo công nghệ khoan hầm mới của Áo (NATM) để gia tăng sản lượng và rút ngắn thời gian thi công.
Theo đó, thiết kế công trình ngầm trong quá trình thi công và chống cố định có thể tự động hóa. Cụ thể, NATM giúp thiết kế công trình ngầm bằng các phần mềm địa kỹ thuật quá trình thi công và phương pháp hệ số nền tính toán vỏ chống cố định bê tông cốt thép; xu hướng áp dụng kỹ thuật đào hầm. Từ đó, phương pháp tính toán tự động bằng các phương pháp số giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí thiết kế.
NATM là phương pháp xây dựng ngầm phổ biến trên thế giới với công nghệ bê tông phun có nhiều điểm nổi bật. Công nghệ NATM khai thác tối ưu các ưu điểm về khả năng tự chống đỡ của địa hình, được đánh giá là một trong những kỹ thuật kinh tế và hiệu quả nhất trong việc xây dựng hầm. Đồng thời, nó cũng giúp giảm thiểu chi phí về vật liệu, nhân công và rút ngắn tiến độ dự án.
Đặc biệt, NATM hiệu quả trong việc chống chịu áp lực địa chất tại các khu vực có nguy cơ động đất cao. Phương pháp này đã trở thành giải pháp chủ đạo trong việc xây dựng nhiều hầm đường bộ trên khắp thế giới.