Toàn cảnh nút thắt dài 600m chia cắt 3 khu đô thị đắt đỏ bậc nhất Hà Nội

Đường Vành đai 2,5 từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đến khu đô thị Ngoại Giao Đoàn tuy chỉ dài 580 m nhưng hơn 3 năm thi công vẫn chưa được hoàn thiện, khiến 3 khu đô thị là Ciputra - Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn - Khu đô thị Tây Hồ Tây chưa thể kết nối với nhau.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Đường vành đai 2,5 là tuyến giao thông đường bộ phụ trợ cho đường vành đai 2 và đường vành đai 3 của Hà Nội, dài khoảng 30 km, đi qua các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai. Tuyến nằm hoàn toàn trong nội đô.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Tuy nhiên, việc xây dựng đường Vành đai 2,5 vẫn còn nhiều dang dở. Điển hình, từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đến khu đô thị Ngoại Giao Đoàn vẫn chưa được hoàn thiện. Khiến đoạn Vành đai 2,5 nối Khu đô thị Ciputra - Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn - Khu đô thị Tây Hồ Tây chưa thể thông.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Đây là 3 khu đô thị lớn của Hà Nội. Trong đó, Ciputra hay còn được biết đến là Khu đô thị mới Nam Thăng Long là dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam từ trước đến năm 2007, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 2,11 tỷ USD do Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích hơn 300 ha (3 km2) và được chia làm 3 giai đoạn.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Còn về Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, đây là dự án do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2001. Dự án có diện tích hơn 62,8 ha, quy mô dân số khoảng 10.000 người. Trong đó, có 1/3 diện tích (hơn 20 ha) dành để xây dựng trụ sở sứ quán, cơ quan đại diện và tổ chức quốc tế.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Đặc biệt, Khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake) được quy hoạch trên diện tích 186 ha do Công ty TNHH Phát triển T.H.T làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 1,3 tỷ USD. Khu đô thị nằm trong trung tâm hành chính mới của Thủ đô, được chính phủ lựa chọn để đặt trụ sở các bộ ban ngành, khu Ngoại giao đoàn và các công trình văn hóa quốc gia. Ảnh: Thúy Hà.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Có thể thấy Khu đô thị Ciputra - Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn - Khu đô thị Tây Hồ Tây là 3 khu đô thị lớn, và việc kết nối chúng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, như đã vừa nêu ở trên Vành đai 2,5 từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đến khu đô thị Ngoại Giao Đoàn vẫn chưa được hoàn thiện, khiến cả 3 khu đô thị lớn này vẫn chưa thể kết nối.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Theo tìm hiểu, đường Vành đai 2,5 từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đến khu đô thị Ngoại Giao Đoàn thuộc dự án đường số 5 vào khu đô thị Tây Hồ Tây. Dự án có chiều dài hơn 580 m, mặt cắt ngang khoảng 50 m. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Tuy được thi công từ tháng 1/2021 với thời hạn là 320 ngày. Nhưng dự án đến nay vẫn ngổn ngang. Như trong ảnh, đoạn từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đi qua khu dân cư trong ngõ 126 Xuân Đỉnh mới chỉ giải phóng mặt bằng và thi công được một phần, còn rất nhiều nhà dân ngõ 126 Xuân Đỉnh vẫn chưa được giải phóng.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Từ ngõ 126 Xuân Đỉnh đến chung cư 789 Xuân Đỉnh tuyến đường chỉ mới được thi công sơ sài. Do quá lâu chưa được thi công, nơi này cũng trở thành nơi đỗ xe của nhiều người dân.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Đến chung cư 789 Xuân Đỉnh, do chưa giải phóng mặt bằng nên người dân phải đi vòng đến gần chung cư để đi qua.

Toàn cảnh nút thắt dài gần 600 m nhưng chia cắt 3 khu đô thị ‘nhà giàu

Việc thông đường vành đai 2,5 không chỉ mang ý nghĩa về giao thông mà còn nâng cao tiềm năng kinh tế của khu vực, thúc đẩy giá bất động sản tăng cao. Trước đây, những con đường khác ở Hà Nội như Trường Chinh, Vũ Trọng Phụng cũng tạo mặt bằng giá mới sau khi được mở rộng.

 

Bài và ảnh: Ngọc Đẹp

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT