Top thua lỗ quý 3/2023 lộ diện: Nhiều cái tên bất ngờ bên cạnh nhóm "lỗ thâm niên"

Góp mặt trong câu lạc bộ thua lỗ trăm tỷ có Đạm Hà Bắc (DHB), DN bất động sản Vinaconex ITC, Masan Hightech Materials và HAGL Agrico (HNG).

Top thua lỗ quý 3/2023 lộ diện: Nhiều cái tên bất ngờ bên cạnh nhóm "lỗ thâm niên" - Ảnh 1.

 

Tính đến hiện tại, bức tranh KQKD quý 3/2023 đã gần hoàn thiện. Theo đó, Top thua lỗ đã có sự hoán ngôi: Nhóm điện đồng loạt báo lỗ lớn và chiếm đa số nhưng quán quân thuộc về Vietnam Airlines.

Ngành hàng không hồi phục giúp doanh thu trong kỳ của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) tăng 11% lên 23.600 tỷ đồng, tiệm cận về mức trước khi đại dịch Covid nổ ra.

Đặc biệt lãi gộp quý 3 năm nay thậm chí tăng cao gấp 7,5 lần cùng kỳ. Song, áp lực chi phí tài chính (lỗ tỷ giá và lãi vay) cùng với chi phí bán hàng tăng đột biến khiến Tập đoàn lỗ ròng gần 2.300 tỷ.

Luỹ kế 9 tháng, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần gần 67.600 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Công ty lỗ ròng hơn 3.700 tỷ; nâng tổng lỗ luỹ kế tính đến 30/9/2023 lên 38.000 tỷ và vốn chủ sở hữu âm gần 14.000 tỷ đồng.

Xếp vị thứ hai là Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3, PGV). Quý 3/2023, doanh thu PGV giảm từ 12.135 tỷ xuống 9.135 tỷ đồng, lỗ ròng 462 tỷ đồng, trong khi quý liền trước (quý 2/2023) Công ty báo lãi hơn 1.000 tỷ.

Luỹ kế 9 tháng, PGV lãi ròng 1.247 tỷ đồng - giảm gần 500 tỷ so với 9 tháng đầu năm 2022. Giải trình cho kết quả trên, PGV cho biết trong kỳ sản lượng điện giảm do nhu cầu phụ tải hệ thống điện thấp, hệ thống khí ngừng bảo dưỡng sữa chữa định kỳ trong tháng 9/2023. Ngoài ra, tình hình thuỷ văn thuận lợi nên các nhà máy thuỷ điện thành viên khai thác vận hành cao, dẫn đến giảm huy động các nhà mát nhiệt than, khí của EVNGENCO 3. Trong kỳ, Công ty cũng tăng lỗ chênh lệch tỷ giá dẫn đến thua lỗ lớn.

Thuộc Top 3 với khoản lỗ hơn 300 tỷ là CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG).

Trong bối cảnh giá gạo tăng mạnh từ đầu năm quý 3/2023, doanh thu LTG vẫn ghi nhận tăng 63% lên 4.461 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh cùng chi phí tài chính tăng (phần lớn do chi phí lãi vay và khoản lỗ do tỷ giá hối đoái) khiến LTG lỗ ròng 327 tỷ. Đây cũng là khoản lỗ kỷ lục mà DN này từng ghi nhận trong một quý.

photo-1698807419099

 

Góp mặt trong câu lạc bộ thua lỗ trăm tỷ còn có Đạm Hà Bắc (DHB), DN bất động sản Vinaconex ITC, Masan Hightech Materials và HAGL Agrico (HNG).

Trong đó, Đạm Hà Bắc (DHB) lỗ sau thuế đến 309 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ quý 3/2022 lãi 347 tỷ đồng. Đây là quý thứ 3 liên tiếp DN này lỗ nặng và nâng lỗ luỹ kế tại thời điểm 30/9/2023 lên đến gần 3.800 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 1.000 tỷ đồng.

Hay HAGL Agrico (HNG), quý này đã đánh dấu quý thứ 10 liên tiếp Công ty thua lỗ. Tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến câu chuyện kinh doanh thua lỗ của HNG. Thực tế, việc lỗ đã được DN dự đoán và đưa vào kế hoạch kinh doanh năm 2023, thậm chí những năm tới.

photo-1698807410412

 

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT