Trung Quốc dùng 500 triệu con ruồi và công nghệ tạo ra “kho báu” đáng giá thế nào?

Cơ sở xử lý chất thải Laogang xử lý 1/3 lượng rác thải của Thượng Hải và tạo ra 1,6 tỷ kWh điện hàng năm, thay thế cho nửa triệu tấn than.

Trong nhiều thập kỷ, thị trấn Laogang ở ngoại ô Thượng Hải nổi tiếng là một trong những khu vực ô nhiễm nhất thành phố. Kể từ cuối những năm 1980, đây là bãi rác lớn nhất châu Á, với mùi hôi thối lan tỏa. Không khí ẩm ướt của mùa hè và những luồng gió đông nam khiến tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn. Và cấp bách hơn là tình trạng ô nhiễm nước ngầm, có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe.

Nhưng đến ngày hôm nay, Cơ sở xử lý chất thải Laogang Thượng Hải đã biến bãi rác khổng lồ này thành một công viên sinh thái, theo Sixthtone. Được tái sử dụng bởi Tập đoàn Doanh nghiệp Quốc gia Thượng Hải Chengtou, dự án này hiện trải rộng 15,3 km2 - ngang ngửa với diện tích quận Tân Phú, TP HCM và đã phát triển trở thành nhà máy đốt đơn lẻ lớn nhất thế giới, có khả năng đốt 11.000 tấn rác mỗi ngày.

Theo Wu Yuefeng, Phó Tổng Giám đốc Chengtou Laogang, kể từ khi giai đoạn 2 của nhà máy được triển khai vào năm 2019, cơ sở này đã quản lý 1/3 lượng rác thải rắn đô thị của Thượng Hải.

Đồng thời, mỗi năm còn tạo ra 1,6 tỷ kWh điện. Điều này tương đương với việc thay thế hơn 500.000 tấn than tiêu chuẩn, nghĩa là sản xuất năng lượng sạch hơn và giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính. Hơn nữa, lượng khí thải từ Laogang vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia, thậm chí cả tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU 2000.

Cơ sở này sử dụng phương pháp lên men kỵ khí tiên tiến và ủ phân hiếu khí để quản lý chất thải ướt của Thượng Hải. Điều này không chỉ mở rộng khả năng xử lý mà còn tạo ra dư lượng hữu cơ giàu năng lượng sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi sinh học.

Theo Zhang Weitao, giám đốc Bộ phận Tái sử dụng Năng lượng Sinh học, Laogang đã dùng 500 triệu ruồi lính đen vào quy trình quản lý chất thải, bằng phương pháp nhân giống hoàn toàn tự động để tăng cường chuyển đổi sinh học.

Zhang cho biết ruồi lính đen, với vòng đời ngắn ngủi, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải tại Laogang. Khi còn là ấu trùng, chúng tiêu thụ chất thải rất nhiều - gấp 200 lần trọng lượng cơ thể - và phát triển nhanh chóng. Ruồi trưởng thành sau đó sẽ được xử lý; chất thải của chúng được biến thành phân bón hữu cơ để làm giàu đất nông nghiệp và cơ thể chúng giàu protein trở thành thức ăn cho cá và gia cầm.

“Sau giai đoạn 3 vào tháng 5/2025, chúng tôi sẽ xử lý 4.500 tấn chất thải ướt mỗi ngày, chuyển hóa thành năng lượng, thức ăn chăn nuôi và phân bón. Điều này sẽ đưa Laogang trở thành cơ sở hàng đầu thế giới về sử dụng tài nguyên chất thải ướt một cách toàn diện,” Zhang nói.

Trong một diễn biến liên quan, hồi tháng 3/2023, chính quyền thành phố Thượng Hải đã đưa vào vận hành hệ thống truy vết chất thải nguy hại, với mục tiêu đẩy nhanh xây dựng thành phố quản lý rác thải thông minh. Các loại chất thải nguy hại như hóa chất dễ cháy nổ, hóa chất độc hại, thải ra sau quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được gom vào các bao tải.

Mỗi bao chất thải độc hại đều có dán nhãn màu cam, bên trên là mã QR, khi quét sẽ hiển thị các thông tin như thành phần chất thải bên trong, nguồn gốc, các mốc thời gian quá trình vận chuyển.

Cơ quan quản lý sẽ lấy mẫu tại chỗ, gửi đi phân tích phòng thí nghiệm để tìm cách xử lý riêng cho từng loại chất cụ thể. Bước đầu, hệ thống này được áp dụng để xử lý khoảng 15% khối lượng chất thải nguy hại của Thượng Hải.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 1.

Thiết bị xử lý chất thải ướt tại Cơ sở xử lý chất thải Laogang của Thượng Hải.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 2.

Quang cảnh bên ngoài của Cơ sở xử lý chất thải Laogang, nơi rác được phân loại, xử lý, nén và đóng thùng hàng ngày để vận chuyển đến Cảng Laogang.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 3.

Xe chở rác tại bệ dỡ hàng ở Cơ sở xử lý chất thải Laogang, với hệ thống rèm gió để duy trì áp suất âm và lưu thông không khí bên trong.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 4.

Công nhân giám sát quá trình đốt rác trong phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy điện đốt rác thải Laogang giai đoạn 2, Thượng Hải.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 5.

Màn hình hiển thị một hố rác tại Trung tâm Sử dụng Năng lượng Tái tạo Laogang.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 6.

Ấu trùng ruồi lính đen tại Trung tâm tái sử dụng năng lượng sinh học, Thượng Hải.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 7.

Hươu tại khu vườn sinh thái tại Trung tâm Sử dụng Năng lượng tái tạo Laogang Thượng Hải, trước đây là bãi rác.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 8.

Khu vườn sinh thái tại Trung tâm Sử dụng Năng lượng tái tạo Laogang Thượng Hải, trước đây là bãi rác.

Trung Quốc đã biến bãi rác lớn nhất châu Á thành công viên sinh thái, tạo ra 1,6 tỷ kWh điện mỗi năm như thế nào? - Ảnh 9.

Một tác phẩm điêu khắc từ rác thải tại Trung tâm Sử dụng Năng lượng Tái tạo Laogang, Thượng Hải.

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT