Từ case study bán rau má 10 tỷ đồng/tháng, Founder Vinalink Academy tiết lộ yếu tố quyết định thắng – thua khi bán online, không phải 'đắt hàng là nhờ quảng cáo, ế sưng là bởi số đen'

Một người chị chuyên trồng rau má, có công nghệ sấy lạnh nhưng không biết bán hàng. Một diễn viên nổi tiếng có khả năng bán hàng nhưng chỉ bán lặt vặt bởi không có nguồn hàng. Founder kiêm Chủ tịch Vinalink Academy cho biết sau khi ông kết nối 2 người này, họ đã tạo ra được một hệ thống bán hàng ra 600.000 đơn trong 3 tháng, người diễn viên hiện cũng ra doanh số hơn 10 tỷ đồng/tháng…

Từ case bán sản phẩm rau má 10 tỷ/tháng, Founder Vinalink Academy chỉ ra đây là yếu tố quyết định thắng – thua khi bán online, chứ không phải đắt hàng là nhờ quảng cáo, ế sưng là bởi số đen - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tuấn Hà - Founder kiêm Chủ tịch Vinalink Academy.

"Trong kinh doanh, việc có đơn hàng là quan trọng nhất. Mọi người đều nghĩ bán hàng online phụ thuộc vào khách hàng và quảng cáo, chạy quảng cáo có khách thì tốt, không thì coi như đen", ông Nguyễn Tuấn Hà – Founder kiêm Chủ tịch Vinalink Academy – chia sẻ trên khoá học kinh doanh online miễn phí "Học nhanh bán lẹ trên nền tảng số" của J&T Express mới đây.

Theo ông Tuấn Hà, yếu tố quan trọng nhất trong bán hàng online là nghiên cứu thị trường. Người bán cần hiểu rõ chính mình, cơ hội thị trường, đối thủ và xu hướng ngành.

5 cơ hội thị trường người bán online cần biết

Từ case bán sản phẩm rau má 10 tỷ/tháng, Founder Vinalink Academy chỉ ra đây là yếu tố quyết định thắng – thua khi bán online, chứ không phải đắt hàng là nhờ quảng cáo, ế sưng là bởi số đen - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Về cơ hội thị trường, Chủ tịch Vinalink Academy cho biết, người bán nên quan sát 5 mốc sau:

- Ngày lễ và dịp kỷ niệm: Đặc biệt là những dịp lễ như Giáng sinh, Tết Nguyên đán, Valentine, Black Friday, Cyber Monday… Những ngày này thường có nhiều người mua sắm và mong đợi những ưu đãi đặc biệt.

- Mùa: Mùa nào phù hợp với sản phẩm của bạn? Ví dụ bán hàng quần áo mùa hè vào mùa xuân hoặc bán đồ lót giữ nhiệt và áo ấm vào mùa đông.

- Những sự kiện địa phương hoặc quốc tế: Nếu có các sự kiện lớn diễn ra trong cộng đồng hoặc trên toàn thế giới, đó có thể là cơ hội tốt để tăng trưởng quảng cáo và bán hàng.

- Ngày phát lương hoặc thưởng: Những khoảnh khắc này thường đi kèm với việc người tiêu dùng có sẵn nguồn thu nhập thêm, làm tăng khả năng mua sắm của họ. Ví như Shopee và Lazada thường có chương trình Sale đón "lương về".

Từ case bán sản phẩm rau má 10 tỷ/tháng, Founder Vinalink Academy chỉ ra đây là yếu tố quyết định thắng – thua khi bán online, chứ không phải đắt hàng là nhờ quảng cáo, ế sưng là bởi số đen - Ảnh 3.

"Lương về" luôn là dịp Sales to của các sàn TMĐT.

- Sự kiện thể thao hoặc văn hóa: Đặc biệt là những sự kiện lớn như World Cup, Olympic Games hoặc các lễ hội âm nhạc. Các nhãn hàng thường tận dụng cơ hội này để quảng cáo và bán sản phẩm.

"Một shop hoa thời điểm khởi nghiệp nên là 1 tuần trước thời điểm 8/3, tức nên khai trương từ ngày 1/3. Trong 1 tuần, chúng ta sẽ có rất nhiều đơn đặt hàng. Khi có nhiều đơn và bán chạy, khách hàng nhiều lên. Sau khi kết thúc ngày 8/3, họ sẽ nhớ đến mình mỗi khi có dịp cần hoa, từ đấy mới thành khách quen", ông Tuấn Hà lấy ví dụ.

Ngoài ra, theo ông Tuấn Hà, cơ hội thị trường cũng đến từ xu hướng, ví dụ khi iPhone 15 ra mắt, những sản phẩm ăn theo sẽ dễ bán như ốp điện thoại, tai nghe, sạc… Hay thị trường đang có trend bán hàng TikTok, có thể bán thiết bị livestream.

Chúng ta cần nhanh nhạy nắm bắt những cơ hội bùng phát của thị trường. Còn chọn sai thời điểm, không có cơ hội thị trường, việc quảng cáo chỉ trở nên tốn kém khi khó ra đơn.

Cơ hội thị trường ai cũng thấy, Noel nhà nhà đều bán cây thông, vậy ai là người thắng?

Từ case bán sản phẩm rau má 10 tỷ/tháng, Founder Vinalink Academy chỉ ra đây là yếu tố quyết định thắng – thua khi bán online, chứ không phải đắt hàng là nhờ quảng cáo, ế sưng là bởi số đen - Ảnh 4.

Nhìn ra cơ hội thị trường chưa hẳn là đã thắng, ông Tuấn Hà cho biết. Bởi dịp 8/3, người người bán hoa, Giáng sinh thì nhà nhà bán thông. Vậy ai thành công? Ai thất bại?

Cần kết hợp thêm một yếu tố nữa, đó là "Cơ hội bán hàng", ông Tuấn Hà chia sẻ.

"Cơ hội bán hàng đến từ tập khách hàng chúng ta có. Ví dụ: Facebook của tôi có 100.000 followers, đó là cơ hội bán hàng. Tôi sẽ bán được gì cho 100.000 followers đó? 'Cơ hội thị trường' là dịp Tết, mọi người nghĩ đến bánh chưng, giò chả".

"Giờ tôi đăng status: 'Chào các bạn, mình có bà cô được phong là nghệ nhân bánh chưng đất Tổ, bao năm mới gặp lại, bánh chưng của cô được tiến vua Hùng (ví dụ thế). Nhân tiện mình đặt cô 1.000 cặp, anh em ai muốn đặt hàng comment vào đây'. Với 100.000 followers cộng với cơ hội thị trường, khả năng sẽ ra được 1.000 đơn. Giả sử mỗi đơn lời 100.000 đồng, tức tôi đã có 100 triệu đồng ăn Tết", Chủ tịch Vinalink Academy chia sẻ.

Từ case bán sản phẩm rau má 10 tỷ/tháng, Founder Vinalink Academy chỉ ra đây là yếu tố quyết định thắng – thua khi bán online, chứ không phải đắt hàng là nhờ quảng cáo, ế sưng là bởi số đen - Ảnh 5.

Cơ hội bán hàng đến từ các mối quan hệ chúng ta có. Ông Tuấn Hà lấy thêm ví dụ về một người chị chuyên trồng rau má, có công nghệ sấy lạnh nhưng không biết bán hàng. Một diễn viên nổi tiếng có khả năng bán hàng nhưng chỉ bán lặt vặt bởi không có nguồn hàng. Sau khi ông kết nối hai người này, họ đã tạo ra được một hệ thống bán hàng ra 600.000 đơn trong 3 tháng, người diễn viên hiện cũng ra doanh số hơn 10 tỷ đồng/tháng.

"Cơ hội bán hàng là tìm được một người có khả năng bán hàng, kết nối với họ với nguồn hàng. Thực ra hiện nay một số nền tảng mạng xã hội có sẵn khả năng kết nối ấy, ví như TikTok có sẵn các KOC (Key Opinion Consumer - người tiêu dùng chủ chốt) có khả năng bán hàng rất tốt".

"Ngoài ra chúng ta có rất nhiều cơ hội khác, ví như một đội nhóm kinh doanh, một câu lạc bộ… Trước kia tôi chơi trong câu lạc bộ theo kiểu anh em ăn nhậu, nhưng nếu nghĩ đó là cơ hội kinh doanh thì 1.000 KOL trong CLB đấy là người giúp tôi lan truyền thông tin với người khác".

"Hãy suy nghĩ xem chúng ta có cơ hội bán hàng nào!", ông Tuấn Hà gợi ý.

Báo cáo tổng quan Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam Quý III/2023 do các chuyên gia dữ liệu Metric thực hiện độc lập cho biết, tổng doanh thu của toàn thị trường thương mại điện tử trong quý III/2023 đạt 63 nghìn tỷ đồng và đạt mức tăng trưởng 54,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Mới đây, các tiểu thương chợ Bến Thành livestream cùng TikTokers đạt 150 triệu lượt xem và "chốt đơn" hơn 18 ngàn đơn hàng, thu về 4,2 tỷ đồng sau 5 ngày lên sóng.

Dù hoạt động kinh doanh online tại Việt Nam vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt nhưng vẫn tồn lại nghịch lý: Quy mô thị trường tăng nhưng số lượng nhà bán hàng lại sụt giảm mạnh 12%, tương đương hơn 49.500 gian hàng đã dừng hoạt động. Điều này chứng tỏ đây không còn là mảnh đất dễ kiếm lời đối với các nhà bán hàng nhỏ lẻ, thiếu kỹ năng và non kinh nghiệm.


Bảo Bảo

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT