Từ chối Nhật, Đức, nhiều nước chọn công nghệ thay thế 10.000 người của Trung Quốc để xây dựng nhiều công trình quan trọng
Theo SCMP, robot xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc được trang bị trí tuệ nhân tạo để phát triển đường sắt với tốc độ nhanh chưa từng thấy.
Trung Quốc có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới và các tuyến đường sắt được xây dựng bởi robot thiết kế đặc biệt. Thực tế, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc rất nổi tiếng trên thế giới.
Nhiều quốc gia thay vì chọn công nghệ của Nhật Bản, Đức, Mỹ…, họ đã nhờ Trung Quốc giúp đỡ xây dựng đường sắt cao tốc. Cụ thể, Trung Quốc đã hỗ trợ xây dựng tuyến Metro tại Lào, tuyến đường sắt Jakarta-Bandung tại Indonesia, tuyến đường sắt cao tốc Haramain tại Ả Rập Xê – út…
Theo Wang Peixiong, kỹ sư trưởng của Tập đoàn cục điện khí hóa xây dựng đường sắt Trung Quốc, phương pháp xây dựng tự động của Trung Quốc đã được thử nghiệm và thông qua để sử dụng trong các công trình đường sắt cao chất lượng cao.
Trong đó, việc triển khai robot xây dựng đường sắt điện khí hóa trên cao ở quy mô lớn là một cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp, chứng minh máy móc có thể đảm nhiệm phần lớn công việc tốn sức lao động, bao gồm xây dựng đường sắt cao tốc.
Xây dựng đường sắt bao gồm nhiều công việc như đào đất, ủi đất, đặt đường ray, xây dựng cầu và đường hầm, lắp hệ thống báo hiệu và liên lạc. Đây là cơ sở hạ tầng tốn kém, đòi hỏi lượng lớn lao động chân tay cũng như chuyên gia có trình độ và kỹ năng. Nhiều năm trước đây, dự án đường sắt là công việc rất nguy hiểm. Trước đây, có những dự án đường sắt cao tốc cần hơn 10.000 công nhân xây dựng.
Tuy nhiên, ngày nay không cần nhiều lao động như vậy, robot và nhiều công nghệ tiên tiến khác phụ trách phần lớn công việc tốn sức trong xây dựng đường sắt. Năm 2018, Trung Quốc giới thiệu cỗ máy tự động có thể đặt đường ray cao tốc ở tốc độ 1,5 km/ngày.
Năm 2021, độ chính xác được cải thiện và khả năng làm việc 24/7 cho phép cỗ máy xây dựng đường sắt tự động lắp đặt 2 km đường ray một ngày. Sau đó, các robot mở rộng khả năng ngoài lắp đường ray. Công việc hàn, sơn và kiểm tra giờ đây có thể tiến hành bởi robot. Thiết bị tự động cũng đào hầm và đổ bê tông cùng nhiều công việc khác.
Gần đây, robot của Trung Quốc đã có thể xây dựng cấu trúc điện khí hóa trên cao dành cho tuyến đường sắt cao tốc, công việc này từng được cho là quá phức tạp đối với máy móc.
Hơn nữa, để giải quyết các vấn đề phát sinh, các kỹ sư đường sắt phát triển công nghệ xây dựng tự động, sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp sẵn, vận chuyển và xây dựng.
Cảm biến tự động thu thập dữ liệu thời gian thực từ công trường xây dựng, sau đó gửi tới nhà kho thông minh, nơi hệ thống lưu trữ và thu thập tự động xác định và đưa vật liệu cần thiết tới nhà máy để lắp ráp khung trụ, cần lấy điện, thanh treo và nhiều bộ phận khác, sau đó nâng và đặt chúng vào vị trí thích hợp.
Cùng với đó, các kỹ sư để robot lắp đặt ở công trường xây dựng sử dụng thuật toán nhận dạng hình ảnh và trích xuất đặc trưng của mục tiêu để lên kế hoạch quy trình tối ưu nhằm lắp đặt cần lấy điện với độ chính xác trong phạm vi 1mm.
Đặc biệt, công nghệ AI cũng cho phép robot làm việc trong nhiều thời tiết bất lợi và hoạt động ở cạnh nhau. Với sự hỗ trợ của AI, robot trở nên linh hoạt hơn, có thể di chuyển giữa các trạm làm việc, điều chỉnh và vặn chặt ốc vít, sau đó quay trở lại điểm mốc để chờ chỉ thị tiếp theo.
Không chỉ vậy, công nghệ AI giúp xe nâng thông minh có thể nhấc và vận chuyển vật liệu tại nhà kho vật liệu xây dựng. Những cỗ máy thông minh được lập trình để tự bảo dưỡng và làm việc 24 giờ một ngày, thực hiện hàng loạt công việc với độ chính xác cao.
Tóm lại, trong khi robot có thể làm việc cả ngày không cần nghỉ ngơi và không ảnh hưởng tới độ chính xác. Đặc biệt, robot cũng có thể đóng vai trò quan trọng ở những khu vực thiếu lao động tay nghề cao hoặc chi phí nhân công quá cao.