Từ chối phương Tây để chọn công nghệ Trung Quốc, nước châu Phi được Trung Quốc đầu tư 20 tỷ USD và giúp đào tạo 10.000 người xây đại dự án có diện tích 700km2

Hiện nay, công nghệ sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phát triển hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, Trung Quốc đã giành được dự án xây dựng thủ đô mới cho Ai Cập.

Chính phủ Ai Cập quyết tâm xây dựng một thủ đô mới trên sa mạc cách thành phố Cairo 45km về phía đông nam. Theo USA Today, phần lớn dự án trị giá 45 tỷ USD được Trung Quốc hỗ trợ. Dự án được thực hiện trên diện tích 700km2, có khả năng chứa ít nhất 5 triệu người khi hoàn thành.

China Fortune Land Development thông báo đầu tư 20 tỷ USD cho dự án này. Chưa dừng ở đó, công ty xây dựng nhà nước của Trung Quốc cũng góp vốn 15 tỷ USD để tài trợ cho 14 tòa nhà chính phủ, một khu hội chợ thương mại và một trung tâm hội nghị 5.000 chỗ ngồi lớn nhất ở châu Phi.

Ai Cập là quốc gia đông dân nhất châu Phi, tổng dân số đã vượt quá 100 triệu người, do hơn 90% diện tích đất đai là sa mạc nên phần lớn người Ai Cập tập trung ở các thành phố lớn hoặc dọc theo sông Nile và các khu vực sông khác. Chính vì vậy dự án cơ sở hạ tầng cho thủ đô mới của Ai Cập không hề dễ dàng.

Với dự án xây thủ đô mới này, rất nhiều nước phương Tây đã đến ngỏ ý muốn hỗ trợ Ai Cập xây dựng. Cuối cùng, Ai Cập chọn Trung Quốc vì tin vào năng lực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Theo kế hoạch, thủ đô mới sẽ là thành phố có không khí tốt, người dân sống ở đây sẽ không cảm thấy khó chịu do bão cát. Thủ đô mới sẽ là một nơi tuyệt đẹp với sự phát triển bền vững, cư dân sẽ được tận hưởng một cuộc sống chất lượng cao.

Trên thực tế, đội xây dựng Trung Quốc phải xây dựng một thành phố khổng lồ trên sa mạc, để làm được điều này, Trung Quốc đã phải trang bị rất nhiều công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau khi khảo sát sa mạc, Trung Quốc đã lập ra một kế hoạch xây dựng dành riêng cho Ai Cập, kế hoạch này trực tiếp giải quyết khó khăn kỹ thuật về cách xây dựng nhà cao tầng trên sa mạc.

Sau lên kế hoạch trực tiếp, Trung Quốc đã ngay lập tức đào tạo 10.000 kỹ sư và công nhân Ai Cập để xây dựng dự án này. Hiện này, đội ngũ thi công của Trung Quốc đang xây dựng một tòa nhà chọc trời cao 380 mét ở thủ đô mới của Ai Câp, đây sẽ trở thành một trong những tòa nhà cao nhất ở Châu Phi.

Để xây dựng được tòa nhà này, kỹ sư Trung Quốc đã phải trải qua vô cùng nhiều khó khăn, phải đối mặt là nhiệt độ trung bình có thể lên tới 40 độ, điều đáng chú ý hơn là khi mặt trời lặn, nhiệt độ ở đây sẽ đột ngột giảm vào ban đêm. Do đó, Trung Quốc đã phải sử dụng một hệ thống máy không người lái tích hợp hệ thống quản lý thông minh để xây dựng trong môi trường khắc nghiệt.

Hệ thống quản lý thông minh được sử dụng để thực hiện việc thu thập dữ liệu trong quá trình xây dựng nền đường. Cùng với đó, hệ thống quản lý thông minh giúp kiểm soát chất lượng cho công đoạn xây dựng nền đường và kiểm soát hiệu quả quá trình thi công đầm nén.

Các loại máy lu, máy rải đường làm việc với tần suất cao, làm việc theo tuần tự và đem lại hiệu quả cao. Quan trọng hơn hết là độ chặt, độ phẳng và các chỉ số khác của việc xây dựng công trình do đội máy không người lái tại ra đã đạt tiêu chuẩn. Điều này đã được đội ngũ kỹ thuật kiểm chứng.

Để đặt nền móng vững chắc cho các tòa nhà, đội xây dựng Trung Quốc đã sử dụng hệ thống đổ bê tông thông minh. Hệ thống này tích hợp trí tuệ nhân tạo, vận hành 12 dây chuyền sản xuất đổ bê tông đồng thời. Nhờ đó, chỉ mất 38 giờ để hoàn thành việc đổ bê tông móng, đường kính 100 mét, chiều cao dày 5 mét, kết quả kinh ngạc như vậy đương nhiên khiến Ai Cập phải kinh ngạc.

Qua đó thấy được, trong những năm qua, những thành tựu về xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được nhiều quốc gia ghi nhận. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nguồn: USA Today, Construction Week, Baijiahao


Minh Tiến

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT