Vị thế và độ chịu chơi 'không phải dạng' vừa của các đại gia xứ Thanh

Không chỉ có vị thế, thành công trên thương trường, nhiều đại gia xứ Thanh khiến dư luận không ít cảm thán về độ "chịu chơi" thuộc kiểu "không phải dạng vừa".

Chủ tịch Tổng Công ty Hợp Lực Nguyễn Văn Đệ

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ sinh ra ở vùng cửa bể thuộc xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Từng có 25 năm là công an, đến năm 1992, ông về nghỉ hưu. Sau khi rời ngành công an, ông Đệ vào Nam khởi nghiệp với công việc chính là buôn gạo. Sau đó, ông đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác như mở trường học, xây dựng bệnh viện...

vi-the-va-do-chiu-choi-khong-phai-dang-vua-cua-cac-dai-gia-xu-thanh-antt-1-1690537306.PNG
Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ là nhân vật "có tiếng nói" trong giới kinh doanh ở tỉnh Thanh Hóa.

Thời điểm mới bước chân vào làng bóng, ngay lập tức ông bầu này đã khiến giới bóng đá Việt Nam "nổi sóng" khi từng dám "đấu tay đôi" với VPF tại buổi lễ tổng kết mùa giải 2012. Đến mùa giải 2013, ông cũng liên tiếp đưa ra những phát ngôn, chỉ trích nhằm vào giới lãnh đạo bóng đá theo kiểu "không sợ trời, không sợ đất".

Ngoài bóng đá, ít người biết "ông bầu" Nguyễn Văn Đệ lại là nhân vật "có tiếng nói" trong giới kinh doanh ở tỉnh Thanh Hóa. Bầu Đệ hiện đang là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực. 

Tiền thân của doanh nghiệp này là Hợp tác xã vận tải Hợp Lực, được thành lập năm 1996 với gần 20 Công ty thành viên trải rộng ở khắp các tỉnh thành trong nước).

Hợp Lực hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Y tế, vận tải, giáo dục, bất động sản, công viên vĩnh hằng, nhà hàng, khai thác - chế biến khoáng sản, nông nghiệp công nghệ cao.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực bất động sản của Hợp Lực phát triển rất mạnh mẽ.

Cụ thể, Hợp Lực là nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (CCN) phía Đông Bắc, TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), với tổng mức vốn đầu tư vào khoảng 156 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của doanh nghiệp là 31,2 tỷ đồng; vốn vay, vốn hỗ trợ khác là 124,8 tỷ đồng.

Ngoài kinh doanh, "bầu" Đệ còn là người nổi tiếng chịu chơi khi bỏ hàng trăm triệu đồng để sở hữu chiếc đồng hồ hàng hiệu Omega được làm bằng vàng, đính kim cương cùng loạt hàng hiệu có giá trị khác.

Chủ tịch Cao Tiến Đoan- "Ông bầu" của CLB Đông Á Thanh Hóa

vi-the-va-do-chiu-choi-khong-phai-dang-vua-cua-cac-dai-gia-xu-thanh-antt-2-1690537318.PNG
Chủ tịch Cao Tiến Đoan thay "bầu" Đệ trở thành Chủ tịch CLB bóng đá Thanh Hóa.

Tháng 11/2020, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa và nhiều đơn vị liên quan, ông Cao Tiến Đoan- Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á (Tập đoàn Đông Á) tiếp nhận vị trí Chủ tịch CLB bóng đá Thanh Hóa từ tay ông Nguyễn Văn Đệ (bầu Đệ).

Tập đoàn Đông Á đã thành lập công ty TNHH MTV CLB bóng đá Thanh Hóa với vốn điều lệ ở mức 36 tỷ đồng để quản lý, điều hành CLB bóng đá Thanh Hóa.

Sau khi nhận chuyển giao, ông Đoan tuyên bố sẽ có rất nhiều thay đổi ở CLB Thanh Hoá từ băng ghế huấn luyện cũng như một vài điều chỉnh về việc chuyển nhượng cầu thủ. "Ông bầu" của CLB Thanh Hóa còn gây sốt mạng xã hội khi tuyên bố với các cầu thủ: "Bóng đá là một môn thể thao có thể xây dựng được hình ảnh của quê hương, do đó cầu thủ cần phải là những người đầu tiên ý thức được điều này. Cơm áo gạo tiền tôi lo, các bạn cứ yên tâm đá”.

Được biết, ông Cao Tiến Đoan (SN 1957) hiện đang là Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của Tập đoàn Đông Á.

Theo đăng ký thay hồi hồi tháng 12/2021, vốn điều lệ của doanh nghiệp này được điều chỉnh tăng lên mức 1.869 tỷ đồng. Trong đó, ông Cao Tiến Đoan góp gần 906,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 48,5%. Ba cổ đông còn lại là: bà Nguyễn Thị Điệp (24,5%); ông Cao Văn Phú (5,5%) và ông Cao Đức Thiện (21,5%).

Trên Website công ty, Đông Á cho biết đã hoàn thành 6 dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, gồm: Khu đô thị mới ven sông Hạc (quy mô 37 ha, tổng vốn đầu tư 1.980 tỷ đồng); Dự án chung cư Đông Á Riverside (2 ha, 650 tỷ đồng); Dự án tòa nhà văn phòng - Khách sạn Đông Á (1.600 m2, 250 tỷ đồng); Dự án Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn (60,46 ha, 5.000 tỷ đồng); Dự án Khu du lịch sinh thái - Văn hóa núi Trường Lệ (146 ha, 3.000 tỷ đồng); Dự án Khu đô thị mới Quảng Tân (15 ha, 350 tỷ đồng).

Ngoài Tập đoàn Đông Á, doanh nhân Cao Tiến Đoan hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Vị doanh nhân Thanh Hóa này cũng đứng tên tại CTCP Tập đoàn Doanh nhân Thanh Hóa. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 3/2018, trụ sở chính đặt tại tòa nhà Đông Á, 11A1 Tân Hương, TP.Thanh Hóa.

Ông Đoan được biết đến là đại gia "khét tiếng" chịu chi và là chủ sở hữu của toà lâu đài “Bạch Dinh” nổi tiếng, toạ lạc trên khu đất rộng 50.000 m2 tại xã Quảng Châu, TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Trong khu đất 50.000m2 này, ông Đoan dành một phần diện tích để xây dựng một sân bay cá nhân, đồng thời xây dựng khu nhà ở nghỉ dưỡng sinh thái với đường dạo quanh khuôn viên, đường xe điện, bể bơi, sân thể thao tenis, đặc biệt là khu nhà gỗ rường truyền thống, phủ thờ công chúa Mỵ Châu...

Ngoài cơ ngơi triệu USD nói trên, ông Cao Tiến Đoan cũng nổi tiếng tại Thanh Hoá và được cho là có khối tài sản không thua gì bầu Đệ.

Ông Đoan còn được biết đến với thú chơi xe cổ với bộ sưu tầm lên tới 13 chiếc phần lớn là Mercedes, từ chiếc xe cổ Mercedes 190 sản xuất thời những năm 50 cho đến chiếc thời thượng như S55 AMG.

Doanh nhân Phượng Channel: Đại gia "thao túng" showbiz

vi-the-va-do-chiu-choi-khong-phai-dang-vua-cua-cac-dai-gia-xu-thanh-antt-3-1690537318.PNG
Nữ doanh nhân Phượng Channel.

Ngoài chuyện tình "tốn nhiều giấy mực" của báo chí với diễn viên Quách Ngọc Ngoan, cái tên Phượng Chanel vẫn được nhiều người biết đến bởi mối quan hệ vô cùng thân thiết giữa nữ đại gia này và hàng loạt sao Việt đình đám.

Phượng Channel tên thật là Trương Thị Phượng, quê gốc ở Thanh Hóa, hiện sinh sống tại Hà Nội. Biệt danh Phượng Channel bắt nguồn từ việc nữ đại gia là tín đồ của thương hiệu Channel.

Nữ đại gia này khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh bất động sản và resort, gây dựng nên Tập đoàn Bất động sản và resort Linh Phượng.

Tuy nhiên, Phượng Channel chỉ thực sự được công chúng biết đến khi nữ đại gia đầu tư và làm Chủ tịch HĐQT 3 công ty giải trí hàng đầu Việt Nam. Bao gồm: Công ty Siêu Sao do ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng làm giám đốc, Công ty Tài hoa Việt do siêu mẫu Xuân Lan làm giám đốc và Công ty AC do chính Phương Channel điều hành.

Mấy năm trở lại đây, nữ doanh nhân Linh Phượng "quen mặt" tại các sự kiện giải trí đình đám, từ thời trang, âm nhạc đến hoa hậu. Từ Giáng My, Thu Hương đến Diễm My, Thanh Mai đến các hoa hậu người Việt tại Mỹ như Jenifer Phạm hay Michelle Nguyễn cũng gọi Phượng Chanel là "bà chị".

Không những vậy, nữ đại gia xứ Thanh còn chi không ít tiền cho đam mê siêu xe của mình với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Land Rover, Lexus, Toyota Highlander, Jaguar,...

Doanh nhân Trịnh Đình Xuân- chủ "bạch dinh" 100 tỷ nổi tiếng trên báo nước ngoài

Trang Odditycentral có bài viết giới thiệu về căn bạch dinh trăm tỷ ở xứ Thanh của một vị đại gia “gây bão” dư luận. 

“Nhìn vào kiệt tác kiến trúc công trình của ông Trịnh Đình Xuân, một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, có thể dễ dàng hiểu tại sao những bức hình về căn dinh thự của ông lại gây xôn xao mạng xã hội kể từ lúc hoàn thành vào năm 2018”, bài viết giới thiệu.

vi-the-va-do-chiu-choi-khong-phai-dang-vua-cua-cac-dai-gia-xu-thanh-antt-4-1690537318.PNG
Căn biệt thự 100 tỷ của doanh nhân xứ Thanh.

Tọa lạc tại huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, dinh thự Xuân Trường của doanh nhân Trịnh Đình Xuân được xây dựng trên diện tích 1.100 m2 trong đó 560 m2 dành cho nơi ở.

Dinh thự này gây ấn tượng trên báo nước ngoài bởi phong cách kiến trúc xa hoa, hiện đại, nội thất dát vàng thể hiện độ “chịu chi” của gia chủ.

Những đồ lớn như bàn ăn, bàn khách, kệ tivi, cầu thang cho tới các chi tiết nhỏ nhất như lọ hoa, lọ đựng tăm… được chế tác từ gỗ lim, gỗ trắc đúc nguyên khối.

Dinh thự có tới hàng trăm ô cửa kính và cửa sổ để đón ánh nắng, gió trời cùng nhiều chi tiết được mạ vàng công nghiệp.

Theo chia sẻ của chủ nhân dinh thự, tổng giá trị của không gian sống xa hoa này lên tới 100 tỷ đồng.

Được biết, doanh nhân Trịnh Đình Xuân là một trong những đại gia có tiếng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.

Thanh Hóa là vùng đất sản sinh ra rất nhiều tỷ phú. Ngoài những doanh nhân đình đám kể trên, có không ít "gương mặt" đang chiếm giữ những vị trí cao trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.

Đầu tiên phải kể đến Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng. Ông Hưng cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN); Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư NDH (NDHINVEST),..

Ngoài ra còn có doanh nhân Lê Thanh Thuấn (Tập đoàn Sao Mai), ông Đỗ Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Shunshine); ông Lương Trí Thìn (Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh);...

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT