Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

VPBank sắp giải tỏa gần 14 triệu cổ phiếu ESOP

Vũ Ngọc Quỳnh

Trong tuần này, từ ngày 14/8 - 20/8, gần 14 triệu cổ phiếu ESOP của VPBank sẽ được gỡ hạn chế chuyển nhượng.

vpbank-sap-giai-toa-gan-14-trieu-co-phieu-esop-antt-1692005380.jpg
 

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, MCK: VPB) vừa công bố thông tin về việc giải toả cổ phần hạn chế chuyển nhượng theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Cụ thể, VPBank dự kiến sẽ giải tỏa 35% lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết bổ sung đợt phát hành ESOP2021, tương đương 5.163.900 cổ phiếu.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng dự kiến giải tỏa 8.623.500 cổ phiếu, tương đương 30% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành ESOP2022.

Thời gian dự kiến giải tỏa là từ ngày 14/8 - 18/8. Như vậy, gần 14 triệu cổ phiếu ESOP của VPBank sẽ được giải tỏa trong tuần này (14/8 - 20/8).

Được biết, ngay trong quý III này, thương vụ bán vốn cho đối tác chiến lược SMBC của ngân hàng dự kiến sẽ được hoàn thành. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng, theo đánh giá của Moody’s, sẽ tăng lên mức gần 19%, cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Theo dự kiến, cũng trong quý III, VPB sẽ chi khoảng 8.000 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông lần đầu tiên trong 10 năm qua với tỷ lệ 10% từ nguồn lợi nhuận năm 2022.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, ban lãnh đạo ngân hàng này đã khẳng định sẽ dành tới 30% lợi nhuận hàng năm để chia cổ tức cho cổ đông trong 5 năm tới đây. Ban lãnh đạo ngân hàng VPBank khá lạc quan vào triển vọng kinh doanh của ngân hàng trong trung-dài hạn và năng lực đáp ứng kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm, VPB ghi nhận tín dụng hợp nhất tăng trưởng hơn 10% so với đầu năm, đạt hơn 529.0000 tỷ đồng. Ngân hàng mẹ đạt mức tăng hơn 13%, vượt xa mức tăng trưởng tín dụng trung bình ngành 4,7% trong 6 tháng đầu năm (theo số liệu công bố của NHNN), nhờ đóng góp từ hai khối chiến lược là bán lẻ và SME với tỷ trọng chiếm hơn 60% trong tổng dư nợ của ngân hàng mẹ. Dư nợ tín dụng của phân khúc ngân hàng bán lẻ nói riêng, đạt hơn 220.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% từ đầu năm.

Hà Anh (t/h)