Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Xây dựng Hòa Bình ghi nhận quý lỗ nặng thứ 2 trong lịch sử

Hà Thị Lưu Luyến

Quý I/2023, Xây dựng Hòa Bình tiếp tục ghi nhận thua lỗ 443,5 tỷ đồng. Đây là quý lỗ nặng thứ hai trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp xây dựng này, sau khoản lỗ kỷ lục hơn 1.200 tỷ đồng trong quý IV/2022.

Báo cáo tài chính quý I/2023 của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) ghi nhận kết quả kinh doanh nhiều mảng xám. Theo đó, doanh nghiệp này thu về 1.194 tỷ doanh thu thuần, giảm 60% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn (giá vốn chiếm cao hơn tới 1.397 tỷ đồng) dẫn đến lợi nhuận gộp của HBC âm 203 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 198 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính cũng giảm tới 96% xuống còn vỏn vẹn 2,5 tỷ đồng, chủ yếu do giảm mạnh khoản doanh thu tài chính khác. Đáng nói, chi phí tài chính lại tăng vọt 46% lên 137 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng nhẹ lên 7,7 tỷ đồng.

xay-dung-hoa-binh-ghi-nhan-quy-lo-nang-thu-hai-trong-lich-su-1683014234.PNG
Bảng cân đối kế toán hợp nhất đến ngày 31/3/2023 của HBC

Dù chi phí quản lý doanh nghiệp 28% còn gần 100 tỷ đồng và ghi nhận lợi nhuận khác hơn 5 tỷ đồng, song HBC vẫn lỗ ròng gần 443,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 13 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ nặng thứ hai trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp xây dựng này, chỉ xếp sau kỷ lục lỗ hơn 1.200 tỷ đồng trong quý IV/2022.

Mức lỗ này làm tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/3/2023 của HBC âm tới 1.137 tỷ đồng.

Năm 2023, HBC đặt mục tiêu doanh thu 12.500 tỷ đồng, giảm 11,5% so với thực hiện năm 2022. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 125 tỷ đồng, cao hơn nhiều khoản lỗ sau thuế 1.141 tỷ đồng kỷ lục năm ngoái. Với kết quả kinh doanh kém khả quan trong 3 tháng đầu năm, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình còn cách mục tiêu năm rất xa.

Tại ngày 31/3/2023, quy mô tài sản của HBC là 15.697 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương 7%. Trong đó, tiền mặt và gửi ngân hàng giảm mạnh 54% xuống còn 246 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm 7% xuống 11.286 tỷ đồng.

Các khoản chiếm tỷ trọng lớn khác là 3.691 tỷ phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, 1.875 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác, 2.395 tỷ đồng hàng tồn kho; đều không có nhiều thay đổi so với đầu năm 2023. Công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 786 tỷ đồng, tương đương so với đầu năm.

Đáng chú ý, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn của HBC giảm 54% so với đầu năm về còn 247 tỷ đồng. Được biết, các chủ nợ lớn nhất của HBC chính là BIDV, VietinBank, VPBank, MSB, MBB, NCB, ABBank... Trong đó có hơn 700 tỷ đồng là vay trái phiếu đến hạn vào năm 2025 và 2026.

Về nguồn vốn, nợ phải trả là 13.503 tỷ đồng, giảm gần 800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, vay nợ ngắn hạn giảm 7% xuống 4.754 tỷ đồng, vay nợ dài hạn giảm 25% xuống 772 tỷ đồng.

Trong kỳ, dòng tiền thuần của HBC tiếp tục âm 285 tỷ đồng chủ yếu do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính khi âm 604 tỷ đồng do trả nợ gốc vay.

Hà Ly (t/h)