Xuất hiện “đá lạ lấp lánh màu vàng” mỗi khi mưa bão, một con suối bị phong tỏa, kho báu 400 năm tuổi được khai thác bằng công nghệ đặc biệt
Một con suối liên tục đẩy “đá lạ lấp lánh màu vàng” lên ven bờ sau mỗi cơn mưa lớn. Chuyên gia phong tỏa, phát hiện kho báu lớn.
Một con suối ở một ngôi làng tại Chiết Giang (Trung Quốc), xuất hiện nhiều đá lạ sáng lấp lánh màu vàng bên ven bờ sau mỗi cơn mưa lớn. Sự việc này ngay lập tức gây chấn động cả làng. Sau khi biết tin, đội Khảo sát Địa chất đã nhanh chóng cử một nhóm chuyên gia địa chất đến để điều tra. Cuối cùng, đội chuyên gia phát hiện ra những vật thể lạ sáng lấp lánh chính là vàng.
Các chuyên gia của đoàn khảo sát giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao đã nghiên cứu vì sao con suối lại đẩy vàng lên bờ sau mỗi cơn mưa. Các chuyên gia đã đưa ra suy luận rằng rất có thể phía trên con suối có một mỏ vàng khổng lồ.
Vì vậy, đội chuyên gia lập tức đi theo dòng suối, vớt vàng dưới suối lên để thử nghiệm. Sau một thời gian phong tỏa con suối và kiểm tra, đội chuyên gia đã xác nhận rằng con suối được dẫn từ một ngọn núi và trên ngọn núi có một mỏ vàng lớn. Mỗi khi mưa lớn, các lớp đất đá khiến một số ít vàng rơi ra và chảy xuống con suối. Đặc biệt, mỏ vàng này được chuyên gia phân tích hình thành cách đây khoảng 400 năm về trước.
Khi khảo sát mỏ vàng này, các chuyên gia đã phát hiện ra quặng vàng đơn lẻ lớn trong quá trình khai quật. Quặng vàng này nặng 45 tấn. Tuy nhiên, quặng vàng này không phải là vàng nguyên chất mà có cả bạc. Hàm lượng vàng trên mỗi tấn khoảng 217 gam, hàm lượng bạc khoảng 3677 gam, dù vậy giá trị của loại quặng vàng này cũng rất cao, các chuyên gia ước tính quặng vàng này trị giá khoảng 10 tỷ NDT (khoảng 2,2 tỷ USD).
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc tìm kiếm tài nguyên vàng bằng cách xác định các khu vực cho thấy các hoạt động của chất lỏng magma có nguồn gốc từ lớp phủ trong quá khứ hình thành đá xâm thực tương tự như miệng núi lửa, nơi có một trong những khu vàng lớn nhất tại Trung Quốc. Các mỏ vàng, nguồn cung cấp kim loại quý chính trên thế giới, được tạo ra chủ yếu từ chất lỏng biến chất khi chúng sôi hoặc tương tác với đá tường.
Nhà nghiên cứu Li Jianwei, Trưởng khoa và là giáo sư trường tài nguyên đất tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, cho biết mặc dù nguồn chất lỏng và quá trình hình thành vàng trong mỏ tại Trung Quốc với các miệng núi lửa khác trên thế giới, thành phần của kim loại cho thấy không có sự khác biệt cơ bản. Các mỏ vàng ở Trung Quốc còn trẻ hơn nhiều so với các mỏ vàng được phát triển ở các miệng núi lửa khác trên thế giới.
Để khai thác kho báu sâu trong ngọn núi, Trung Quốc đã sử dụng chiếc máy khoan nặng 2.000 tấn được sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm. Nhờ đó, máy khoan này không chỉ để đào đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ kho báu tài nguyên. Đặc biệt, máy khoan này có thể san bằng ngọn núi trong nửa ngày.
So với các máy khoan truyền thống cần sự điều khiển của người vận hành, máy khoan này không người lái có thể tự vận hành và có thể làm việc 24 giờ/ngày, nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Đồng thời, máy khoan, máy xúc không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc… từ đó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành.
Về quá trình phát triển công nghệ khai thác kho báu khoáng sản, Trung Quốc đã trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, thực hiện hoạt động sâu rộng nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành khai thác mỏ thông minh. Cụ thể, Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn và tiêu chuẩn đánh giá việc xây dựng các mỏ thông minh theo cấp và phân loại.
Giai đoạn 2, sử dụng tiến bộ công nghệ trong khai thác kho báu khoáng sản để đảm bảo an toàn lao động và đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác. Trước đây, những rủi ro trong khai thác mỏ, quặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế. Các vấn đề như sập, lở đất, sập mái, thấm nước dễ xảy ra trong quá trình sản xuất khai thác mỏ.
Nguồn: 163.com, Sohu