Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Apax của Shark Thủy đứng đầu danh sách nợ Bảo hiểm xã hội

Phạm Thị Tâm

Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội vừa “bêu tên” hàng loạt doanh nghiệp trên địa bàn nợ đọng bảo hiểm xã hội lên đến hàng chục tỷ như: Apax, Lilama3, VIT Garment, Sữa Hà Nội...

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội mới công bố danh sách doanh nghiệp nợ đóng, chậm đóng BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) (số liệu tính đến thời điểm 31/7/2023 theo C12-TS lấy ngày 6/8/2023) với số tiền lớn từ hơn chục nghìn đồng đến hàng chục tỷ đồng.

eurowindow-cua-doanh-nhan-nguyen-canh-son-bi-bao-hiem-xa-hoi-ha-noi-nhac-ten-antt-1-1692249436.PNG
Danh sách doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nợ bảo hiểm với số tiền lớn. Nguồn: BHXH Hà Nội

Đáng chú ý, trong danh sách này có không ít doanh nghiệp "đình đám" với số tiền nợ bảo hiểm và số tháng nợ lớn.

Đứng dầu danh sách nợ đọng bảo hiểm là Công ty Cổ phần Anh ngữ APAX (tầng 2, tòa 25T1 Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội) với số tháng chậm đóng là 41 tháng và số tiền chậm đóng BHXH, BHYT,BHTN là hơn 54,7 tỷ đồng.

Tiếp theo là Công ty Cổ phần Lilama3 (số 86 đường Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với số táng chậm đóng là 106 tháng; số tiền chậm đóng là hơn 43,7 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách nợ thuế là Công ty TNHH May mặc xuất khẩu VIT Garment (KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội), nợ cơ quan bảo hiểm gần 33,8 tỷ đồng (với số tháng nợ lên tới 39 tháng).

Ngoài Apax, nhiều doanh nghiệp khác trong "hệ sinh thái" E Group của Shark Thủy (ông Nguyễn Ngọc Thủy) cũng nợ bảo hiểm từ vài tỷ cho đến hơn chục tỷ đồng. Có thể kể đến như: CTCP phát triển giáo dục Igarten nợ 17,1 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup nợ 3,6 tỷ đồng, CTCP giáo dục tư duy và sáng tạo quốc tế CMS nợ 8,88 tỷ đồng...

Dự án Luật BHXH (sửa đổi) được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp 25, sáng 17/8. Một trong những đề xuất quan trọng khi sửa luật lần này là bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Nghị quyết số 28-NQ/TW yêu cầu hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý Quỹ BHXH có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH.

Đặc biệt, chính sách được bổ sung nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian qua, tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm, đặc biệt vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH diễn ra thời gian dài dẫn đến tình trạng khó có khả năng thu hồi, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động.

Nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, Bộ trưởng cho biết, có việc chưa xác định, quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; biện pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Vì vậy, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng trốn đóng BHXH.

Bạch Hiền