Chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên?

Từ ngày 1/12, các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn sẽ bắt buộc phải khai báo. Đối tượng phải báo cáo là các tổ chức tín dụng.

ai-phai-bao-cao-khi-nguoi-dan-chuyen-khoan-tu-500-trieu-dong-tro-len-antt-1696723654.jpg
Từ ngày 1/12, các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn sẽ bắt buộc phải khai báo. Ảnh minh hoạ

Theo Thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền, bắt buộc khai báo đối với giao dịch lớn, từ ngày 1/12, các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn sẽ bắt buộc phải khai báo.

Đối tượng báo cáo không phải là người chuyển tiền hay người nhận tiền mà là tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi; cho vay; cho thuê tài chính; dịch vụ thanh toán; hay tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính như là kinh doanh trò chơi có thưởng, casino, xổ số, kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản.

Cụ thể, đối với giao dịch trong nước sẽ phải báo cáo nếu giao dịch bằng tiền mặt từ 400 triệu đồng trở lên. Còn nếu chuyển khoản thì từ 500 triệu đồng, hoặc giao dịch ngoại tệ có giá trị tương đương. Đối với giao dịch quốc tế, mức quy định phải báo cáo là từ 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện, ghi nhận thông tin rồi cuối ngày tổng hợp báo cáo về NHNN để làm cơ sở dữ liệu, phục vụ công việc khi cần thiết.

Thông tin khai báo sẽ gồm tên, tuổi, địa chỉ, một số thông tin chi tiết của giao dịch và các thông tin định danh liên quan khác.

Hiện nay, việc chuyển tiền mà các tổ chức tín dụng không cần báo có 2 trường hợp. Đó là Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ; Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT