Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Giá xăng trong nước dự báo giảm trong phiên điều hành ngày mai (21/8)

Phạm Thị Tâm

Trước đà giảm của giá dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước có thể được cơ quan quản lý điều chỉnh giảm theo trong phiên điều hành ngày mai (21/8).

65ce832b-49aa-488d-850f-b97f77d7d57c-1692498779.jpeg
Giá xăng dầu có thể giảm trong phiên điều hành ngày mai. Ảnh minh họa

Trong những phiên giao dịch gần đây, giá dầu trên thế giới liên tiếp giảm. Trong 5 phiên giao dịch của tuần, giá dầu giảm tới 3 phiên và tăng 2 phiên. Tuy nhiên, sự bứt tốc ở 2 phiên cuối tuần khá yếu, không đủ để bù đắp cho sự lao dốc trước đó.

Tính chung trong cả tuần này, giá dầu Brent và dầu WTI đều giảm tới gần 3% so với tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI giao dịch ở mức 81,25 USD/thùng, dầu Brent giao dịch 84,8 USD/thùng.

Những lo ngại về sự phục hồi kinh tế đang chững lại ở Trung Quốc và sự mạnh lên của đồng USD là những nhân tố chính đẩy giá dầu tuần này bất ngờ đứt mạnh tăng và cũng là tuần giảm giá đầu tiên trong vòng 8 tuần qua.

Trước đà giảm của giá dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước có thể được cơ quan quản lý điều chỉnh giảm theo trong phiên điều hành ngày mai (21/8).

Theo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, giá xăng được điều chỉnh giảm 500 - 900 đồng/lít, giá dầu cũng giảm 400 - 600 đồng/lít/kg. Tuy nhiên, nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính trích quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giảm ít hơn.

Giá xăng dầu trong nước đã trải qua 4 lần điều chỉnh tăng liên tiếp. Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu ngày 20/8 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 11/8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Cụ thể, giá xăng RON95 ở mức 23.990 đồng/lít (tăng 30 đồng/lít); xăng E5 RON92 là 22.820 đồng/lít (tăng 30 đồng/lít); giá dầu diesel là 22.420 đồng/lít (tăng 1.810 đồng/lít); giá dầu hỏa là 21.880 đồng/lít (tăng 1.610 đồng/lít).

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Tài chính- Công Thương không trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu và cũng không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá với hầu hết mặt hàng xăng dầu.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 7/2023, Quỹ bình ổn xăng dầu trong nước dư hơn 7.438 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ quý I/2021.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 25/8, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ dừng sản xuất 55 ngày để bảo dưỡng sau gần 5 năm.

Để bù đắp đắp sản lượng xăng, dầu thiếu hụt trong thời gian tới, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn khẩn trương tăng tối đa công suất sản xuất các sản phẩm xăng dầu, nhằm góp phần cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thị trường. Chủ động xem xét thuê thêm kho để có sản lượng hàng dự trữ lớn nhất.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp tăng nhập khẩu xăng dầu từ tháng 7, đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định trong thời gian Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng hoạt động để bảo dưỡng.

Tư lệnh ngành Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan về việc đảm bảo nguồn cung trong nước khi Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn dừng hoạt động.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn chủ động có phương án cả kỹ thuật, nhân lực, vật tư nguyên liệu… trong mọi tình huống để hoạt động hết và vượt công suất, bảo đảm đủ nguồn cung theo cam kết của mình ra thị trường.

Bạch Hiền (t/h)