SCIC dự kiến thoái vốn 73 doanh nghiệp trong năm nay

SCIC vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2023 gồm 73 doanh nghiệp, trong đó có nhiều cái tên đáng chú ý trên sàn chứng khoán.

scic-du-kien-thoai-von-73-doanh-nghiep-trong-nam-nay-antt-1681874825.PNG
SCIC lên danh sách thoái vốn 73 doanh nghiệp trong năm 2023. Ảnh minh họa

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2023 bao gồm 73 doanh nghiệp. 

Đáng chú ý, trong danh sách này có nhiều cái tên đình đám trên sàn chứng khoán như: CTCP Nhựa Bình Minh (MCK: BMP), Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP (Seaprodex, MCK: SEA), Tổng Công ty LICOGI - CTCP (MCK: LIC), CTCP Nhiệt điện Phả Lại (MCK: PPC), CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (MCK: HND), CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (MCK: QTP),…
 
Trong số 73 doanh nghiệp có tên trong danh sách, SCIC đã thoái vốn thành công tại 4 đơn vị: CTCP Quản lý và Xây dựng đường bộ Quảng Ngãi (29% vốn); CTCP Sửa chữa đường bộ và Xây dựng Tổng hợp II Quảng Bình (53% vốn); CTCP Sửa chữa đường bộ và Xây dựng Tổng hợp Quảng Bình (65% vốn); CTCP Quản lý đường thủy nội địa số 9 (51% vốn).

Các doanh nghiệp mà SCIC dự kiến bán vốn trên 90% gồm: CTCP Giao thông Bình Thuận; CTCP Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ; CTCP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại; CTCP Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên...

Ngoài ra, trong danh sách thoái vốn còn có nhiều tên tuổi quen thuộc trên sàn chứng khoán như: CTCP Nhựa Bình Minh (BMP); Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (MCK: TTL); Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP ( Seaprodex, MCK: SEA), Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (MCK: VEC). CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (MCK: HND) , CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (MCK: QTP); Tổng Công ty Licogi- CTCP (MCK: LIC); CTCP Nhiệt điện Phả Lại (MCK: PPC)...

Mới đây, công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 6.657 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 2.903 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 2.881 tỷ đồng và giải ngân đầu tư 9.400 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản gửi Bộ Tài chính về dự kiến nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, nộp tiền về ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Viglacera - Công ty CP (Viglacera); Tổng công ty CP Sông Hồng; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội - Công ty CP (Hancorp).

Trong giai đoạn 2024 - 2025, thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty CP; và Tổng công ty lắp máy VN - Công ty CP (Lilama).

Bộ Xây dựng dự kiến giá trị thu về, nộp ngân sách trung ương tại Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty CP là hơn 230 tỷ đồng; tại Lilama là gần 370 tỷ đồng; tại Tổng công ty CP Sông Hồng là hơn 132 tỉ đồng; tại Viglacera là hơn 5.800 tỷ đồng.

Về trường hợp Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Bộ Xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp trước ngày 31/12/2025. 

An ninh Tiền tệ - Tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật

MỚI CẬP NHẬT