Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Đầu tư hàng nghìn tỷ vào Nông nghiệp công nghệ cao, Lavifood của ông Lê Thành làm ăn ra sao?

Nguyễn Trọng Cảnh

Tham vọng đầu tư những dự án Nông nghiệp công nghệ cao của ông Lê Thành đang gặp nhiều khó khăn khi mà dự án thì ngừng hoạt động, Lavifood thì nợ lương, BHXH của người lao động.

le-thanh-lavifood-antt-1679369036.jpg
Ông Lê Thành

CTCP Lavifoood ra đời từ năm 2014 với cơ cấu cổ đông ban đầu là doanh nhân Ngô Quốc Thắng (98,5%), Phạm Ngô Hoàng Thùy Trang (1%), Phạm Ngô Quốc Trung (0,25%) và Phạm Ngô Quốc Trực (0,25%). Công ty này chuyên sơ chế, sản xuất, chế biến các loại trái cây rau củ, nông sản chất lượng cao.

Năm 2017, Lavifood khởi công nhà máy Tanifood tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Dự án này có diện tích gần 15 hecta với tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, sản xuất các sản phẩm trái cây đông lạnh, nước ép, trái cây sấy khô, sấy dẻo, nước trái cây cô đặc cho hệ thống chuỗi siêu thị Co.op Mart và xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia.

Cụ thể, nhà máy bao gồm dây chuyền sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt có công suất 10.000 tấn năm; dây chuyền sản xuất đông lạnh 20.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước Juice bao gồm đóng lon 144 triệu lon/năm, đóng chai PET 230 triệu chai/năm, đóng chai thủy tinh 72 triệu chai/năm, đóng hộp giấy Tetrapak 144 triệu hộp/năm.

Nhà máy Tanifood của Lavifood được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank cam kết tài trợ tín dụng. Đầu năm 2019, nhà máy Tanifood hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động sau 18 tháng xây dựng.

Ngoài Vietinbank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB cũng là nhà bang hỗ trợ vốn cho sự phát triển của Lavifood từ những ngày đầu. Từ năm 2018, SCB đã cấp vốn cho Lavifood thông qua tài sản đảm bảo là thanh long tươi hình thành từ vốn vay (hình thành trong tương lai).

Sự ra đời của nhà máy Tanifood là một trong những kết quả của chương trình kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp Tây Ninh, khởi đầu bằng cuộc hội thảo quốc tế “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hội nhập thị trường quốc tế và thực hiện mô hình điểm tại Tây Ninh” do Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ của ông Lê Thành phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện, dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương vào đầu năm 2017.

Có thể nói, sự phát triển của Lavifood giai đoạn 2017 – 2020 có sự “hậu thuẫn” không nhỏ đến từ Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ Lê Thành. Để rồi, ngày 20/1/2021, ông Thành chính thức đứng tên tại Lavifood với vai trò Tổng giám đốc. Và 5 ngày sau đó (ngày 25/1/2021), ông trở thành Chủ tịch HĐQT công ty, đồng thời tang vốn Lavifood từ 400 tỷ đồng lên mức 1.030 tỷ đồng.

Và chỉ 3 ngày sau đó (ngày 28/1/2021), Lavifood tiếp tục tang vốn lên mức 2.880 tỷ đồng.

Việc Lavifood của ông Lê Thành liên tục tang vốn dường như để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các dự án. Bởi ngoài nhà mày Tanifood, công ty của ông Lê Thành năm 2019 đã khởi công nhà máy Haphofood tại Tiên Lãng, TP Hải Phòng với tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tháng 9/2021, bà Dương Thị Bích Diệp Công ty Haphofood đã có văn bản gửi UBND TP. Hải Phòng nhằm chấm dứt dự án Nhà mày Haphofood.

Bà Bích Diệp được coi như “cảnh tay phải” của ông Lê Thành. Bà Diệp cũng đứng tên nhiều doanh nghiệp trong “hệ sinh thái xanh” của ông Lê Thành như: Văn phòng đại diện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Green Lotus, CTCP Đầu tư Green Logistics Hà Nam, Quỹ Khởi nghiệp Xanh Việt Nam, Công ty TNHH Xăng Dầu Xanh Trà Vinh.

lavifood-antt-1679369180.png
 

Trở lại với Lavifood, trong năm 2021, doanh thu thuần Lavifood đạt 57,1 tỷ đồng, giảm 58,1% so với năm 2020. Trừ đi các chi phí, công ty lỗ ròng 48,6 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của Lavifood 2 năm trước đó cũng không ổn định khi lãi 40,7 tỷ đồng năm 2020 và lỗ 47,7 tỷ đồng năm 2019.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2021 đạt 3.234 tỷ đồng, tăng mạnh 345,6%, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của tài sản ngắn hạn (3.076 tỷ đồng tại cuối kỳ Báo cáo tài chính 2021).

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu ghi nhận 2.586,8 tỷ đồng, tăng mạnh 771%; nợ phải trả 647,2 tỷ đồng, tăng 51%. Đáng chú ý, lỗ lũy kế Lavifood ngày 31/12/2021 ghi nhận lên đến -293,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo dữ liệu từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An, tính đến ngày 31/1/2023, Lavifood của ông Lê Thành đang nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

21 tháng của 69 lao động với tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng.

Trong khi đó dữ liệu từ BHXH tỉnh Tây Ninh cho thấy, nhà máy Tanifood – Chi nhánh CTCP Lavifood nợ BHXH của 141 lao động từ tháng 11/2022, với số tiền gần 2 tỷ đồng (tính đến tháng 1/2023). Và CTCP Lavifood có cùng trụ sở với nhà máy Tanifood nợ BHXH từ tháng 1/2022 với số tiền 2,673 tỷ đồng.

Giang Nam